THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: Bóng đá Anh - “cỗ máy in tiền” siêu hạng

Diendandoanhnghiep.vn Bóng đá xuất hiện khá sớm trong lịch sử nước Anh, trong đó nổi tiếng nhất là giải Ngoại hạng Anh. Tuy nhiên, đó không phải là chủ đề mà người ta quan tâm nhất.

Chỉ riêng giải Ngoại hạng Anh, tiền bản quyền cho 114 trận đấu trong 3 mùa giải từ 2019 đến 2022 là 4 tỷ GBP.

Chỉ riêng giải Ngoại hạng Anh, tiền bản quyền cho 114 trận đấu trong 3 mùa giải từ 2019 đến 2022 là 4 tỷ GBP.

Những thương vụ chuyển nhượng cầu thủ đình đám, với giá trị thương hiệu cao chót vót trong nền bóng đá Anh đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Sân chơi của các tỷ phú đô la

Cuối mỗi tuần, khắp các sân cỏ Châu Âu rực sáng ánh đèn sang chảnh hơn bất cứ khách sạn sang trọng nào. Nhưng môn thể thao này hái ra tiền - với tốc độ tính bằng giây. Bóng đá không chỉ là sân chơi thể thao, mà còn là sân chơi của các tỷ phú sừng sỏ lắm tiền nhiều của.

Tại Anh, những đội bóng hàng đầu như Manchester City, Liverpool, Chelsea, Manchester United, Arsenal, Tottenham Hotspur... đều nằm dưới quyền sở hữu của các tỷ phú đô la. Trong đó, đình đám nhất là tỷ phú dầu lửa, khí đốt và kim loại, Roman Abramovic, sở hữu khối tài sản 10,3 tỷ USD. Trong vòng 10 năm qua, tỷ phú này đã đầu tư hơn 2 tỷ GBP vào Chelsea.

Thậm chí có cả ông chủ đội bóng là chính khách kiêm doanh nhân ở Trung Đông, như Phó Thủ tướng UAE, tỷ phú Sheikh Mansour. Bằng tiềm lực tài chính dồi dào, Sheikh Mansour đã biến Manchester City - từ đội bóng trung bình thành một thế lực hùng mạnh nhất Châu Âu.

Các câu lạc bộ bóng đá đã thuê lao động/chuyển nhượng cầu thủ với giá chưa từng có trong lịch sử. Chẳng hạn như thương vụ chuyển nhượng siêu sao Neymar từ Barcelona sang PSG với giá 222 triệu USD, tương đương khoảng hơn 5 nghìn tỷ đồng, bằng tổng thu ngân sách một năm của một tỉnh nhỏ ở Việt Nam!

Hay như mức lương cả năm của ngôi sao người Bồ Đào Nha, C. Ronaldo là 31 triệu EUR trước thuế/năm, tương đương 2,59 triệu EUR/tháng (khoảng 66 tỷ đồng). Cứ mỗi phút trôi qua, Ronaldo kiếm được 1,52 triệu đồng. Nếu tính mức lương bình quân khoảng 5 triệu đồng/tháng ở Việt Nam thì phải có hơn 13.000 công nhân cộng lại mới bằng thu nhập 1 tháng của siêu sao này.

Thế giới bóng đá chỉ có “một vài Ronaldo”, tuy nhiên có khoảng 150 câu lạc bộ ở 5 nền bóng đá hàng đầu Châu Âu với nhân sự chủ chốt trên 5.1 người, mức lương dao động từ 30 đến 150 nghìn GBP/tuần- một con số không hề nhỏ.

Quy mô nền kinh tế bóng đá tại Anh rơi vào con số vài nghìn tỷ GBP. Vậy những nhà đầu tư lấy nguồn tiền khổng lồ này ở đâu? Làm sao để thu hồi vốn, có lãi, thậm chí lãi đậm?

Cuộc đổi chác đắt đỏ

Giá vé xem trận chung kết UEFA Champions League giữa Liverpool và R.Madrid từ 7.000 - 14.000 GBP. Tổng cộng có 50.000 vé bán ra cho trận đấu này, riêng tiền bán vé không hề nhỏ.

Hay như trận đấu giữa hai câu lạc bộ không mấy nổi tiếng là Derby County và Aston Villa trong trận tranh suất
thăng hạng Premier League 2019, đội thắng được nhận không dưới 170 triệu GBP, bao gồm tiền thưởng của Ban tổ chức giải Premier League, bản quyền truyền hình và các khoản từ quảng cáo.

Chỉ riêng giải Ngoại hạng Anh, tiền bản quyền cho 114 trận đấu trong 3 mùa giải từ 2019 đến 2022 là 4 tỷ GBP. Bình quân mỗi trận trên 35 triệu GBP, tương đương 1.000 tỷ đồng. Vào 2 ngày cuối tuần, 20 đội bóng hàng đầu tại Anh thu về 10.000 tỷ đồng! Đây chính là nguồn thu nhập kếch xù thúc đẩy giới tỷ phú đổ tiền không tiếc tay vào bóng đá.

Trong khi đó, bản quyền truyền hình cũng là một hệ sinh thái kinh tế vô cùng phức tạp và xa xỉ, phần lớn được chi trả bởi doanh nghiệp. Mỗi logo thương hiệu in trên chiếc áo cầu thủ có giá siêu đắt. Các hãng sản xuất đồ thể thao trứ danh như Adidas, Nike, Kappa… đã chi hàng tỷ USD để được tài trợ áo, giày thi đấu, thiết bị thể thao cho các câu lạc bộ.

Chẳng hạn như Hoàng Anh Gia Lai là thương hiệu đầu tiên ở Đông Nam Á chạy quảng cáo trên bảng điện tử của sân vận động Arsenal trong một trận đấu chính thức. Số tiền tuy không được tiết lộ, nhưng chắc chắn không hề nhỏ...

Đây là sự đổi chác giữa marketing và tiền. Đến lượt các đài truyền hình sẽ kinh doanh bản quyền trận đấu và tiếp tục bán quảng cáo thứ cấp cho doanh nghiệp. Bản thân các câu lạc bộ sẽ mang hình ảnh doanh nghiệp đến toàn thế giới. Đây là hiệu ứng quảng bá hiệu quả nhất, không một phương thức nào vượt qua được.

Chỉ nền bóng đá Anh luôn giữ được sức hấp dẫn và đắt đỏ, bởi phong cách bóng đá tấn công rực lửa, mang tính giải trí cao. Phần còn lại, quan trọng không kém chính là tính năng động của truyền thông Châu Âu bên ngoài đường piste sân vận động.

Nhưng cũng phải thấy rằng, để biến bóng đá thành “cỗ máy in tiền”, các nhà quản lý bóng đá tại Anh quốc đều là những doanh nhân đại tài, vừa dựa trên tính chuyên nghiệp cao, vừa dựa trên nền tảng luật pháp thông thoáng, nghiêm minh.

Ở Việt Nam, từng có rất nhiều doanh nhân lấn sân làm kinh tế bóng đá, cũng đã có thành công ban đầu.

Nhưng để bóng đá là kinh tế, đòi hỏi các nhà quản lý phải đặt bóng đá dưới lăng kính không chỉ đơn thuần là môn thể thao, giải trí.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: Bóng đá Anh - “cỗ máy in tiền” siêu hạng tại chuyên mục Thư giãn của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711696199 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711696199 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10