BOT cũ và “bài học” cho BOT mới!

Diendandoanhnghiep.vn Sau thời gian hơn 2 năm giằng co, cuối cùng dự án BOT Cai Lậy (Tiền Giang) cũng phải lập thêm trạm thu phí trên tuyến tránh như đề nghị của người dân khi trạm này mới đi vào hoạt động.

Ngày 25/2, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật đã xác nhận đơn vị này đã thống nhất chọn phương án đầu tư thêm trạm thu phí mới trên tuyến tránh Cai Lậy và cho phép chủ đầu tư là Công ty TNHH BOT đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang được thu phí 2 trạm song song đề hoàn vốn cho dư án.

p/BOT T2 dừng thu phí từ 25/5/2019.

BOT T2 dừng thu phí từ 25/5/2019.

“Miễn cưỡng” sửa sai

Dự án BOT Cai Lậy (có cập nhật kết luận của thanh tra, kiểm toán) với, tổng chi phí đầu tư là trên 1.380 tỉ đồng, trong đó, tuyến tránh là 680,77 tỉ đồng, phần tăng cường mặt đường (quốc lộ 1 đoạn qua Tiền Giang) là hơn 379 tỉ đồng, xây trạm thu phí là trên 100 tỉ đồng và chi phí giải phóng mặt bằng là hơn 219 tỉ đồng.

Từ 1/8/2017, BOT Cai Lậy chính thức thu phí. Tuy nhiên, trạm thu phí này liên tục ùn tắc vì lái xe phản đối. Người dân cho rằng việc đặt trạm BOT trên quốc lộ 1 thu phí cho tuyến tránh là bất hợp lý và đề nghị nhà đầu tư phải thu phí minh bạch, đi ở đâu thu ở đó.

Đề nghị này khí đó không được chủ đầu tư chấp nhận và ngày 30/11/2017, trạm BOT Cai Lậy tiếp tục thu phí mà không chịu lập trạm thêm ở tuyến tránh và tiếp tục bị phản đối.

Sau nhiều lần “xả, thu” tại trạm này đã xảy ra điểm nóng, buộc lòng Thủ tướng Chính phủ phải yêu cầu dừng thu để xử lý.

Như vậy, nếu ngay từ khi đi vào thu phí, chủ đầu tư biết lắng nghe ý kiến của người sử dụng dịch vụ thì dự án này đã không “chết đứng” hơn 2 năm nay.

Tương tự như vậy, trạm BOT T2 thuộc dự án BOT quốc lộ 91 B được đặt cách ngã ba lộ tẻ Rạch Giá (QL80) đến phà Vàm Cống (khi chưa có cầu), đi từ Long Xuyên đến KCN Thốt Nốt chừng 150 mét và ngược lại chỉ sử dụng hơn 100 mét đường của dự án mà phải mua vé cho toàn tuyến là điều phi lý.

Kể từ khi cầu Vàm Cống thông xe thì tất cả phương tiện của tỉnh An Giang, Đồng Tháp chỉ sử dụng hơn 200 mét đường của dự án này để qua lại cầu Vàm Cống thì phải mua vé cho toàn tuyến của dự án, bất hợp lý này như “giọt nước tràn ly” nên đến 25/5/2019, trạm T2 đã phải dừng hẵn thu phí.

Những dự án BOT mới làm gì để tránh “vết xe đỗ”?

Theo ông Nguyễn Ngọc Xuân, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô tỉnh An Giang: không thể phủ nhận đóng góp của những dự án BOT trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn. Ở những quốc gia phát triển cũng có rất nhiều dự án được đầu tư theo hình thức này.

p/BOT Cai Lậy sẽ lập thêm trạm thu phí trên tuyến tránh

BOT Cai Lậy sẽ lập thêm trạm thu phí trên tuyến tránh

Trở lại với dự án BOT giao thông ở Việt Nam thời gian qua còn nhiều “góc khuất”, chính sự thiếu công khai minh bạch và không thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ đã đẩy những dự án này đi tới mức bị người dân phản ứng gay gắt.

“Điển hình từ trước, trong và sau khi trạm T2 đi vào hoạt động, chúng tôi đã 15 lần kiến nghị Bộ GTVT và các đơn vị liên quan về những bất hợp lý vị trí đặt trạm, nhưng đều bị bỏ ngoài tai. Nếu như ngay thời điểm đó chủ đầu tư dự án biết lắng nghe và sửa sai ngay thì vụ việc không nhùng nhằn mệt mỏi cho cả người dân lẫn doanh nghiệp và chính quyền địa phương”, ông Xuân chia sẻ.

Ngày 11/02/2020, Bộ GTVT có Công văn 1083 gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang để trả lời nội dung kiến nghị liên quan đến Chính sách kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT. Theo đó, Bộ GTVT cam kết sẽ kiên quyết không triển khai đầu tư các dự án BOT trên đương hiện hữu nhằm bảo đảm quyền được lựa cho người dân. Một số dự án BOT mặc dù đã hoàn thiện thủ tục đầu tư hoặc đã ký kết hợp đồng nhưng chưa triển khai, Bộ GTVT đã đàm phán với nhà đầu tư để dừng triển khai theo hình thức BOT và lựa chọn hình thức đầu tư mới thích hợp.

Trong thời gian tới, Bộ GTVT tập trung đầu tư theo hình thức BOT đối với các tuyến đường bộ cao tốc (đầu tư theo tuyến mới để người dân được quyền lựa chọn, thu phí theo chiều dài đoạn đường sử dụng để bảo đảm công bằng cho người dân).

Tuy nhiên, Bộ GTVT vừa có Văn bản số 1430 gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An về giải quyết vấn đề tại trạm thu phí BOT Cai Lậy. Theo Bộ GTVT: Đến nay, dự án đã tạm dừng thu hơn 2 năm, Nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn, ngân hàng lo ngại sẽ phải chuyển sang nhóm nợ xấu, ảnh hưởng đến uy tín và môi trường đầu tư. Bộ GTVT đã và đang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan cùng Nhà đầu tư nghiên cứu các phương án để sớm tổ chức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ trở lại một cách sớm nhất, dự kiến sẽ bắt đầu thu phí trở lại từ khoảng giữa năm 2020.

Việc thu phí trở lại BOT Cai Lậy về cơ bản đã đáp ứng được những phản ánh của doanh nghiệp và người dân, đó là tách phần cao tốc và phần trải thảm quốc lộ 1 cũ. Doanh nghiệp hi vọng sự thiếu minh bạch và chồng chéo phí BOT sẽ không lặp lại?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết BOT cũ và “bài học” cho BOT mới! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711726705 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711726705 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10