BOT tránh TP Thanh Hóa: "Nút thắt" nào cần được tháo gỡ?

Diendandoanhnghiep.vn Xung quanh vấn đề liên quan đến dự án BOT đường tránh TP Thanh Hóa, dư luận đặt ra rất nhiều ý kiến trái chiều. Vậy đâu là nút thắt trong vấn đề này và chúng ta sẽ giải quyết như thế nào?

Theo tìm hiểu của phóng viên báo DĐDN, dự án Trạm thu phí BOT đường tránh TP Thanh Hóa dùng để thu phí hoàn vốn dự án Xây dựng Quốc lộ 1A đoạn tránh TP Thanh Hóa (tuyến tránh phía Đông) với chiều dài 10km, tổng mức đầu tư 476 tỷ đồng (sau điều chỉnh lên 822 tỷ đồng).

Theo hợp đồng, nhà đầu tư được thu phí trong 30 năm 8 tháng. Từ năm 2009, dự án bắt đầu thu phí tại trạm Tào Xuyên (TP Thanh Hóa), sau đó UBND TP Thanh Hóa đề nghị di dời ra Bỉm Sơn để “tránh ùn tắc” và được Bộ Tài chính, Bộ GTVT chấp thuận năm 2011. Ðến tháng 8/2017, sau 7 năm 6 tháng thu phí, Tổng cục Ðường bộ quyết định dừng trạm thu phí vì nhà đầu tư đã thu đủ phí hoàn vốn.

zxzc

Trạm thu phí BOT đường tránh Thanh Hóa đặt tại Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Về nguyên tắc, sau khi thu đủ phí hoàn vốn, chủ đầu tư phải phá bỏ trạm BOT nhưng kể từ tháng 8/2017 đến nay trạm thu phí BOT tránh TP Thanh Hóa vẫn chưa được tháo bỏ.

Nhất là gần đây BOT này lại “rục rịch” xin chủ trương hoạt động trở lại đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận cho rằng đường đặt một nơi, trạm đặt một nẻo.

Cụ thể, về xin chủ trương hoạt động lại dự án trạm BOT đường tránh TP Thanh Hóa nhằm thu hoàn vốn hạng mục đường vành đai phía Tây TP Thanh Hóa (tuyến tránh phía Tây), để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và giảm thiểu ùn tắc giao thông khu vực trung tâm TP Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 8270/UBND-CN ngày 09/9/2014 đề nghị bổ sung hạng mục đường vành đai phía Tây TP Thanh Hóa, cùng sử dụng trạm tránh TP Thanh Hóa để thu phí hoàn vốn. Theo kết quả rà soát đến thời điểm hiện nay, dự kiến kinh phí đầu tư tuyến tránh phía Tây khoảng 820 tỷ đồng (giảm 194 tỷ so với tổng mức đầu tư được duyệt).

Xung quanh vấn đề này, Sở GTVT tỉnh Thanh Hóa mới có văn bản gửi các cơ quan ban ngành và Hiệp hội ô tô Thanh Hóa xin tham gia ý kiến phương án thu phí dịch vụ; trong đó có việc tiếp tục sử dụng trạm thu phí tại thị xã Bỉm Sơn (km286+397, QL 1A) để hoàn vốn đầu tư tuyến đường vành đai phía Tây TP Thanh Hóa theo hình thức BOT. Tuy nhiên rất nhiều nhà xe, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã không đồng tình với phương án này.

hshks

Văn bản, trình phương án thu phí hoàn vốn đường vành đai phía Tây, Dự án xây dựng tuyến tránh thành phố Thanh Hóa theo hình thức hợp đồng BOT của Công ty CP Bot đường tránh Thanh Hóa

Theo anh Lê văn Thi - chủ phương tiện xe con (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa), cung đường anh tham gia giao thông không hề phải qua đường tránh phía Tây nhưng khi qua trạm như thế này là phải nộp phí oan, đó là điều vô lý và anh Thi không đồng tình với cách thu trên.

Theo báo cáo của Công ty CP BOT đường tránh Thanh Hóa, ngày 6/12/2018 Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức cuộc họp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa và đại diện Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ. Tại cuộc họp này, các bên đã thông nhất lựa chọn phương án tiếp tục sử dụng trạm Bỉm Sơn (km286+397, QL1A) để hoàn vốn tuyến tránh phía Tây TP Thanh Hóa.

Trong khi đó, các đơn vị tham gia cuộc họp cho rằng việc đặt trạm thu phí trên tuyến đường tránh phía Tây để hoàn vốn là không khả thi. Bởi, theo hướng Bắc – Nam các phương tiện có thể lựa chọn đi theo 3 tuyến, QL1A qua trung tâm TP Thanh Hóa, đi tuyến tránh phía Đông và phía Tây. Vì thế, nếu đặt trạm thu phí trên tuyến phía Tây thì các phương tiện hầu hết sẽ sử dụng tuyến QL1A qua trung tâm TP Thanh Hóa và tuyến tránh phía Đông để lưu thông do không mất phí.

Hơn nữa, trên tuyến tránh phía Tây chủ yếu thu hút các phương tiện từ các huyện phía Tây theo hướng QL45 và QL47 đi về phía Bắc và Nam. Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông Vận tải và các bên liên quan thống nhất lựa chọn phương án tiếp tục sử dụng trạm Bỉm Sơn để hoàn vốn với các điều kiện: Chỉ thu với mức phí phù hợp (khoảng 15.000 đồng/xe con/lượt), có chế độ miễn, giảm phí cho người dân khu vực lân cận trạm; không tăng phí trong suốt quá trình khai thác.

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 83/NQ-CP triển khai thực hiện Nghị quyết số 437, trong đó nhấn mạnh “đảm bảo việc thu phí gắn với đoạn đường thực tế được đầu tư và người dân có quyền lựa chọn giữa việc sử dụng dịch vụ không phải trả phí và dịch vụ phải trả phí”.  

Như vậy, với những thông tin trên, hàng loạt các nhà xe, doanh nghiệp chạy qua Thanh Hóa vừa đóng góp để thực hiện tuyến tránh phía Đông TP Thanh Hóa, nay lại phải tiếp tục đóng góp để hoàn vốn tuyến phía Tây TP là gây sức ép lớn đến dư luận trong nhân dân.

Không biết, Bộ Giao thông Vận tải, UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ chọn phương án nào, theo đề xuất của nhà thầu hay Nghị quyết của Chính phủ để tháo gỡ nút thắt tại BOT tránh Thanh Hóa?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết BOT tránh TP Thanh Hóa: "Nút thắt" nào cần được tháo gỡ? tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713613134 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713613134 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10