Bức tranh chung về đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam

Enternews 26/04/2018 09:28

Nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (hay còn gọi là “startup”) tại Việt Nam vẫn tương đối khiêm tốn so với khu vực và trên thế giới.

1. Hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (KNST) tại Việt Nam

Theo thống kê của tổ chức Topica Founder Institute (TFI), năm 2017, Việt Nam tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư KNST với tổng số vốn hơn 291 triệu USD, tăng gần gấp đôi về mặt số lượng thương vụ và gần 50% về mặt tổng số vốn đầu tư so với năm 2016 (50 thương vụ với 205 triệu USD). Trong số đó, có 8 thương vụ thoái vốn thành công thông qua mua bán và sáp nhập (M&A) trị giá 128 triệu USD. Năm 2015, giá trị đầu tư là 137 triệu USD và giá trị thoái vốn là khoảng 300 triệu USD (do có thương vụ bán Misfit trị giá 260 triệu USD).

Mặc dù có sự tăng trưởng tương đối mạnh mẽ, nhưng nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (hay còn gọi là “startup”) tại Việt Nam vẫn tương đối khiêm tốn so với khu vực và trên thế giới. Theo Tech in Asia3, năm 2017, khu vực Đông Nam Á đã thu hút 7,86 tỷ USD đầu tư vào khởi nghiệp, như vậy số vốn đầu tư Việt Nam thu hút được chiếm tỷ phần rất nhỏ, chưa đến 5%. Theo tạp chí uy tín về khởi nghiệp CBInsights, từ năm 2012 tới nay, Việt Nam, đứng thứ tư về lượng vốn ĐTMH thu hút được, sau Singapore, Indonesia và Malaysia.
.
Số lượng thương vụ đầu tư vào Việt Nam đang gia tăng, song số lượng thương vụ dưới 1 triệu USD chiếm phần lớn. Số lượng thương vụ nhận được đầu tư với số vốn hơn 10 triệu USD còn rất ít. Số lượng thương vụ M&A còn rất nhỏ. Chưa có startup nào tiến hành được IPO.

Nguồn đầu tư KNST tại Việt Nam chủ yếu đến từ các quỹ đầu tư KNST, tập đoàn lớn, các tổ chức thúc đẩy kinh doanh và nhà đầu tư cá nhân (hay còn gọi là “nhà đầu tư thiên thần”). Các tổ chức, cá nhân này đến từ cả trong nước và quốc tế.

Về quỹ đầu tư KNST, tới hết năm 2017 có khoảng 40 quỹ đầu tư có hoạt động tại Việt Nam với phần lớn là các quỹ đầu tư nước ngoài. Trong số đó, chỉ có một số quỹ đầu tư có văn phòng đại diện ở Việt Nam như IDG Ventures, CyberAgent Ventures, DJF-VinaCapital, 500 Startups. Ngoài ra, có những quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân (Private Equity Fund), không tập trung đầu tư vào startup nhưng có thể đầu tư vào giai đoạn chuyển tiếp từ startup thành doanh nghiệp trưởng thành như Quỹ Mekong Capital, Dragon Capital, VinaCapital.

Về các tập đoàn, năm 2016-2017 chứng kiến sự tham gia của nhiều tập đoàn của Việt Nam trong việc đầu tư cho startup như Quỹ đầu tư của FPT (FPT Ventures), Quỹ đầu tư của Viettel (Viettel Ventures), Quỹ sáng tạo CMC.

Về các tổ chức thúc đẩy kinh doanh, là tổ chức đào tạo, huấn luyện, phát triển mô hình kinh doanh, gọi vốn đầu tư cho các startup giai đoạn đầu, và có thể tham gia đầu tư với các khoản đầu tư nhỏ từ một vài chục ngàn USD. Một số tổ chức thúc đẩy kinh doanh tiêu biểu tại Việt Nam có thể kể đến Vietnam Silicon Valley Accelerator (VSVA) được hỗ trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN); CLAS – Expara Vietnam Accelerator được đầu tư bởi Microsoft Việt Nam và quỹ đầu tư KNST tại Đông Nam Á Expara; Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (VIISA) vừa là quỹ đầu tư KNST giai đoạn đầu, vừa là tổ chức thúc đẩy kinh doanh với 4 nhà đầu tư chính là FPT, Dragon Capital Group, Tập đoàn Hanwha (Hàn Quốc) và Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV.

Về các nhà đầu tư thiên thần, số lượng các nhà đầu tư này tuy chưa nhiều nhưng bắt đầu có xu hướng tăng. Hầu hết đây là doanh nhân đã thành công mong muốn đầu tư cho startup ở thế hệ sau. Một số Việt Kiều, du học sinh Việt tại nước ngoài đã và đang trở về Việt Nam tham gia vào đầu tư KNST như nhà đầu tư Nhân Nguyễn, kỹ sư thành danh ở Google đã thực hiện đầu tư vào một số startup Việt bao gồm TechElite, JupViec, Beeketing, Ybox, v.v.; doanh nhân Đỗ Hoài Nam, từng startup thành công từ Thung lũng Silicon Hoa Kỳ, đã
đầu tư vào HDViet, 5S Online, v.v.; doanh nhân Vũ Duy Thức, tiến sĩ từ Stanford, được vinh danh là một trong những nhà sáng lập startup trẻ tuổi tiêu biểu tại thung lũng Silicon, cũng đã tham gia dìu dắt và đầu tư cho hàng loạt các startup ở Việt Nam như Umbala và ELSA.6 Hoạt động của các nhà đầu tư thiên thần ở Viêṭ Nam đã bắt đầu có tính hệ thống hơn thông qua việc kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho startup như VIC Impact, iAngel hay VCNetwork.co.

Tóm lại, thị trường vốn đầu tư KNST tại Việt Nam đang có những hoạt động đa dạng, tương đối sôi nổi từ cả nguồn vốn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, quy mô vốn cũng như sự liên kết, hợp tác trong đầu tư KNST tại Việt Nam vẫn còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của hệ sinh thái KNST Việt Nam.

2. Hiện trạng chính sách thu hút đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam

Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016 tại Quyết định số 844/QĐ-TTg là nỗ lực đầu tiên ở quy mô quốc gia về hỗ trợ KNST, bao gồm các giải pháp, hoạt động nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia.

Hành lang pháp lý cho hoạt động KNST và đầu tư KNST hiện đang được từng bước hoàn thiện. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đã quy định các nội dung chính về đầu tư cho KNST bao gồm miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với nhà đầu tư KNST và có cơ chế cho phép địa phương đối ứng đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo với các quỹ đầu tư tư nhân. Nghị định số 38/NĐ-CP ngày 11/3/2018 về đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo đã cho phép việc thành lập quỹ đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo, đồng thời, quy định việc sử dụng ngân sách địa phương cùng đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo.

Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi năm 2017 cũng đã quy định nội dung cho phép sử dụng quỹ phát triển KH&CN tại doanh nghiệp để đầu tư, đối ứng vốn, nhận vốn đối ứng đầu tư cho KNST.

Ngoài những chính sách có tác động trực tiếp đến nhà đầu tư, các chính sách liên quan đến phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo nói chung cũng rất được chú trọng trong việc thu hút đầu tư. Theo ý kiến của đại diện từ Đại sứ quán Ixaren tại Việt Nam, hỗ trợ quan trọng nhất của nhà nước là hỗ trợ phát triển số lượng và chất lượng doanh nghiệp khởi nghiệp. Các chính sách trong một số năm nay trở lại đây liên quan đến việc ưu đãi, đầu tư cho ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, đào tạo và nâng cao năng lực cho doanh
nghiệp khởi nghiệp và các tổ chức trong hệ sinh thái KNST, có đóng góp quan. Trong phỏng vấn xin ý kiến của Văn phòng Đề án 844 với đại diện Đại sứ quán Ixaren trọng trong việc nâng cao số lượng và chất lượng startup, nhằm gia tăng khả năng được nhận đầu tư của các startup này. Ngoài ra, các hoạt động cụ thể của
bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức các sự kiện kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp như tổ chức Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Vietnam) và các sự kiện liên kết vùng, địa phương cũng tạo điều kiện để kết nối các startup tiềm năng với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Bộ KH&CN cũng đã hoàn thiện và bắt đầu đưa vào khai thác Cổng Thông tin khởi nghiệp ĐMST quốc gia, từ đó tạo môi trường trực tuyến thuận lợi cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về các startup tiềm năng nói riêng và hệ sinh thái KNST Việt
Nam nói chung.

3. Tiềm năng của nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST

3.1. Từ nguồn vốn trong nước:

Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn cũng như các ngân hàng đã và đang chú ý đến thị trường khởi nghiệp đầy tiềm năng trong nước. Số lượng tập đoàn lớn có lợi nhuận hàng năm trên 1000 tỷ đồng năm 2017 lên tới hơn 30 tập đoàn, cùng với rất nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng khác.

Song mới có một số ít tập đoàn thực hiện đầu tư vào thị trường này. Theo thống kê, tổng nguồn tiền dữ trữ trong dân chỉ riêng về vàng có thể lên tới hơn 20 tỷ USD. Đây là những nguồn vốn rất lớn, cần có phương thức thu hút trở thành nguồn vốn trong khởi nghiệp kinh doanh.

3.2. Từ vốn đầu tư nước ngoài, trí thức kiều bào, du học sinh:

Theo báo cáo của Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 3 (12/11/2016), hiện tại có khoảng 4.5 triệu đang sinh sống và làm việc tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ tuy nhiên chưa có thống kê chính xác.

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), từ năm 1991 đến nay, lượng kiều hối về Việt Nam tăng bình quân hằng năm đạt mức trên 38%. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, lượng kiều hối năm 2017 của Việt Nam đạt kỷ lục là 13,7 tỷ đô-la Mỹ. Kiều hối đưa về nước nếu được sử dụng vào đầu tư hiệu quả sẽ tạo nên sức bật lớn cho nền kinh tế. Theo một bình luận tại website của Trung tâm nghiên cứu và phát triển truyền thông khoa học và công nghệ (CESTC), “Nên đầu tư vào khởi nghiệp công nghệ thay vì gửi kiều hối”, tác giả cho biết, theo ước tính, chỉ một lượng nhỏ số kiều hối đầu tư vào các khởi nghiệp tại Việt Nam. Hiện tại, nước ta có khoảng 3600 doanh nghiệp thuộc sở hữu của Việt kiều với số vốn khoảng 8,6 tỷ
USD. Cũng theo nghiên cứu, tổng thu nhập hàng năm của Việt kiều lên tới 50 tỷ USD, rõ ràng đây là con số rất lớn so với 8,6 tỷ USD đầu tư vào các doanh nghiệp tại nước nhà.

Cũng theo tác giả trên cho biết, hiện tại, 13% các kỹ sư châu Á ở thung lũng Silicon là người Việt Nam và số kỹ sư châu Á chiếm 11% tổng số kỹ sư tại Thung lũng Silicon. Mặc dù con số đó chưa phải là nhiều so với số lượng kỹ sư của Trung Quốc và Ấn Độ nhưng điều này có thể có tác động trở lại rất lớn đến hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Nhiều dẫn chứng về những Việt kiều đã khởi nghiệp thành công ở thung lũng Silicon cho thấy nếu được tương tác với bên ngoài nhiều hơn, khởi nghiệp tại Việt Nam hoàn toàn có cơ hội thu nhận được những nguồn tri thức quý giá từ chính những người Việt Nam khởi nghiệp ở nước ngoài.

Theo báo cáo của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), sự tham gia của đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cũng góp phần tạo các “cú hích” trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ... và triển khai các dự án từ thiện xã hội ở trong nước. Số liệu thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, 10 năm qua, bình quân hằng năm có khoảng 300 lượt trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài về nước làm việc, và tiếp tục tăng trong các năm gần đây. Đặc biệt, tờ Nikkei của Nhật Bản
mới đây có bài viết về xu hướng những người Mỹ gốc Việt trẻ tìm đường về Việt Nam - nơi được họ xem là một miền đất hứa để tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp. Nhiều nhà khởi nghiệp trẻ đã thành công với dự án của mình tại Việt Nam, không chỉ mang lại doanh thu cho chính họ mà còn là nguồn tri thức quý báu cho cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam cũng như giải quyết nhiều vấn đề mang tính xã hội khác.

Khảo sát của CIEM cho thấy, năm 2014, lượng kiều hối đổ vào đầu tư, sản xuất, kinh doanh giảm đi khá rõ so với giai đoạn 3-5 năm trước đó, chỉ còn khoảng 16%, nhưng năm 2015, tỷ lệ này đột ngột tăng lên tới 70,6%. Theo các số liệu của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM đến tháng 7/2016 cho thấy, 3/4 lượng kiều hối đang chảy vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh. Tỷ trọng đổ vào bất động sản giảm nhẹ. Theo ông Lê Thanh Bình, trưởng đại diện cộng đồng Việt kiều Ba Lan tại Việt Nam13, bất động sản không còn là mối quan tâm lớn nhất. Trong Diễn đàn Doanh nghiệp Việt kiều ở châu Âu diễn ra vào giữa tháng 9/2016, xu hướng chuyển dịch khá rõ nét, đó là đầu tư sản xuất các sản phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu sang châu Âu, tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU và kiều bào hiện đang quan tâm nhiều tới các dự án trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên, các cơ chế chính sách dành cho khu vực đầu tư này cũng đang là vấn đề lớn. Dù không có sự phân biệt nào, song sự khó tách bạch dòng vốn này đang làm khó cả các cơ quan quản lý và nhà đầu tư.

Với tiềm năng trên, nếu có những bước đi phù hợp để thu hút những nguồn lực này vào đầu tư tạo giá trị đột phá cho nền kinh tế, hệ sinh thái khởi nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ tạo được những thành tích ấn tượng.

Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học & Công nghệ,
Bộ Khoa học và Công nghệ

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bức tranh chung về đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO