Bức tranh kinh tế 11 tháng 2021: (Kỳ 3) Xuất nhập khẩu tiếp tục khởi sắc

Diendandoanhnghiep.vn Sau 11 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tiếp tục khởi sắc, cán cân thương mại nghiêng mạnh về hướng xuất siêu.

>> Xuất nhập khẩu "vượt bão" COVID-19

gdg

Trong tháng 11/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 29,9 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 11/2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 59,7 tỷ USD, tăng 8,5% so với tháng trước và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 599,12 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 299,67 tỷ USD tăng 17,5%; nhập khẩu đạt 299,45 tỷ USD, tăng 27,5%.

Trong tháng 11/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 29,9 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước.

Tính chung 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 299,67 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 78,99 tỷ USD, tăng 11,1%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 220,68 tỷ USD, tăng 20%, chiếm 73,6%.

Trong 11 tháng năm 2021 có 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,4%).

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 84,8 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc, EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Từ chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11/2021 đạt 29,8 tỷ USD, tăng 14% so với tháng trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 299,45 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, sau 11 tháng, Việt Nam đã xuất siêu với 225 triệu USD. Đây không phải là con số cao nhưng rất đáng khích lệ trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp dẫn đến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, cán cân thương mại đã nhập siêu trong nhiều tháng.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), với tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2021 đã ở mức xấp xỉ 600 tỉ USD, là tín hiệu lạc quan cho phép kỳ vọng thương mại của Việt Nam năm 2021 lần đầu tiên có thể đạt mức kỷ lục 640-650 tỉ USD. Đây là con số rất đáng tự hào trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay. 

Thông tin từ các hiệp hội, ngành hàng cho thấy, dự kiến năm 2021, ước tính xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện có thể đạt trên 54 tỉ USD; nhóm hàng máy vi tính, linh kiện và sản phẩm điện tử có thể đạt 50 tỉ USD; nhóm hàng dệt may ước đạt 38 tỉ USD; nhóm gỗ và sản phẩm mây, tre, cói, thảm: Ước đạt 15 tỉ USD; thủy sản: 8,4 tỉ USD.

Đặc biệt, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của ngành nông nghiệp có thể đạt trên 44 tỉ USD trong năm nay.

fds

Dự kiến năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của ngành nông nghiệp có thể đạt trên 44 tỉ USD trong năm nay.

Nhu cầu tăng cao vào dịp mua sắm cuối năm là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như: dệt may, da giày, điện tử... Do đó, các doanh nghiệp trong nước cần tận dụng cơ hội của thị trường trong vài tháng cuối năm để bù đắp những hao hụt về xuất khẩu trong khoảng thời gian chịu ảnh hưởng của đại dịch; khai thác triệt để cơ hội xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động đàm phán để xúc tiến thương mại đến các thị trường còn dư địa phát triển.

Để ngăn chặn đà suy giảm xuất khẩu do ảnh hưởng của đại dịch, Bộ Công thương đang tập trung các giải pháp củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tốt nhất lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực; đồng thời, làm việc với phía Trung Quốc tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan, xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới phía bắc. Từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch năm 2021 và chuẩn bị tốt nhất cho năm tiếp theo.

Các chuyên gia khuyến cáo, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng cần chú ý và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định để tránh ảnh hưởng xuất khẩu sang thị trường châu Âu, bởi đây là thị trường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng.

Châu Âu là thị trường có nhu cầu lớn lượng nông sản nhập khẩu, nhưng đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng và quy định nghiêm ngặt về mức dư lượng tối đa cho phép của thuốc bảo vệ thực vật. Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu vào châu Âu không tuân thủ theo các quy định thì rất dễ bị cấm xuất khẩu, thậm chí có thể nâng mức kiểm tra, giám sát và ảnh hưởng đến việc xuất khẩu vào thị trường này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bức tranh kinh tế 11 tháng 2021: (Kỳ 3) Xuất nhập khẩu tiếp tục khởi sắc tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711620039 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711620039 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10