Các nước châu Á chạy đua hợp tác sản xuất vaccine COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Mới đây, Siam Bioscience, hãng dược thuộc sở hữu của Hoàng gia Thái Lan, đã bắt đầu sản xuất lô vaccine COVID-19 của AstraZeneca để phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

Lô vaccine AstraZeneca do hãng dược Thái Lan sản xuất đã

Lô vaccine AstraZeneca do hãng dược Siam Bioscience sản xuất đã được chuyển giao cho Bộ Y tế Thái Lan

Theo đại diện hãng dược Siam, những liều vaccine AstraZeneca đầu tiên được sản xuất trong nước đã được chuyển đến Bộ Y tế Thái Lan trước ngày bắt đầu chương trình tiêm chủng diện rộng tại quốc gia này. Và dự kiến, việc xuất khẩu vaccine sang các nước láng giềng có thể bắt đầu sớm nhất vào tháng 7.

Trước đó, Siam Bioscience đã ký kết thỏa thuận sản xuất độc quyền vaccine AstraZeneca tại Thái Lan với hãng dược Anh vào tháng 11/2020 và vượt qua kiểm tra chất lượng tại các phòng thí nghiệm ở châu Âu và Mỹ vào tháng 5.2021. Đây cũng là nhà sản xuất vaccine duy nhất của AstraZeneca tại Đông Nam Á.

Tương tự, Công ty BioNTech của Đức, đơn vị phát triển vaccine cùng Pfizer thông báo sẽ đặt trụ sở sản xuất ở Singapore, mục tiêu cung cấp hàng trăm triệu liều mRNA hàng năm. BioNTech cho biết, đây sẽ là đầu mối sản xuất cho khu vực Đông Nam Á. Nhà máy khởi công trong năm nay, dự kiến hoàn thành năm 2023.

Có thể thấy, các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đang chủ động phát triển các cách thức để tự chủ nguồn vaccine COVID-19 trong nước trước tình trạng thiếu nguồn cung đe dọa cũng như nỗ lực trở thành nhà sản xuất vaccine COVID-19 để tiếp nhận chuyển giao công nghệ mRNA vì những lợi ích y tế và kinh tế lâu dài.

Đồng thời, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia… đều đang phát triển vaccine của riêng mình. Tại Nhật Bản, ít nhất bốn công ty dược phẩm, bao gồm Daiichi Sankyo có trụ sở tại Tokyo và Shionogi Pharmaceutical có trụ sở tại Osaka, đã tiến hành thử nghiệm giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2 cho một số ứng viên dựa trên công nghệ mRNA và vaccine bất hoạt truyền thống. Dự kiến, một trong hai loại vaccine tự sản xuất sẽ được Tokyo sử dụng vào nửa cuối năm 2022.

Tương tự, 5 doanh nghiệp của Hàn Quốc đang nỗ lực phát triển vaccine trong nước, với các ứng cử viên từ Genexine và SK Bioscience đang trải qua giai đoạn thử nghiệm 2. Bộ trưởng Bộ Y tế Hàn Quốc Kwon Deok-cheol cho biết một hoặc hai loại vaccine sẽ được phê duyệt sử dụng vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022.

Mặc dù vậy, năng lực sản xuất vaccine của khu vực vẫn đang tụt hậu rất nhiều so với Mỹ và các nước phương Tây. Ken Ishii, giáo sư khoa học vắc xin tại Đại học Tokyo, cho biết: “Không có loại vaccine nào tương đương với vaccine của Pfizer được sản xuất ở khu vực châu Á”. Ông cũng chỉ ra, việc các nước trong khu vực châu Á đã đạt được những thành công bước đầu trong việc kiểm soát làn sóng dịch COVID-19 lần thứ nhất đồng nghĩa với việc giảm bớt áp lực chính trị đối với sản xuất vaccine.

Việc

Việc hợp tác trong sản xuất, chuyển giao công nghệ vaccine là điều cần thiết để đảm bảo an ninh vaccine trong những năm tới

Những kinh nghiệm trong việc kiểm soát tương đối tốt một số đại dịch lớn như Sars, Mers và cúm gia cầm trong những thập kỷ gần đây có nghĩa là hệ thống y tế công cộng của châu Á đã được chuẩn bị tốt, nhưng điều đó cũng cho thấy các chính phủ đã không nhanh chóng đầu tư vào công nghệ sản xuất vaccine châu Âu hoặc Mỹ.

Trên thực tế, chỉ có Trung Quốc bắt đầu coi trọng việc phát triển vaccine sau đại dịch Sars và bước đi lớn đến từ Ấn Độ khi quốc gia này xây dựng Viện Huyết thanh Ấn Độ. Nơi này đã nhanh chóng trở thành nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới và đang sản xuất khoảng 60 - 70 triệu liều vaccine COVID-19 của Oxford/AstraZeneca mỗi tháng.

Như Murali Neelakantan, cựu cố vấn toàn cầu cho các công ty dược phẩm Cipla và Glenmark đánh giá, một số quốc gia thực sự tin rằng Covid-19 sẽ dần biến mất như các đại dịch trước và họ không có kế hoạch dài hạn trong việc ngăn chặn các đại dịch tương tự.

Để có thể sản xuất vaccine trong thời gian ngắn, cần rất nhiều tiền, công nghệ và các nhà nghiên cứu nhưng nhiều nước châu Á lại thiếu những điều này. Đó là lý do vì sao châu Á thiếu các công ty dược phẩm toàn cầu có năng lực sản xuất lớn như Pfizer hay Astra Zeneca.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều các quốc gia châu Á đang chứng minh năng lực sản xuất nội địa để vươn lên thành một trong những nước nổi bật trong bản đồ dược phẩm thế giới, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển và thử nghiệm các loại vaccine nội địa, Việt Nam đang tiến hành đàm phán mua trọn gói công nghệ mRNA, đồng thời tham gia vào cơ chế chia sẻ công nghệ chung của WHO.

Theo các chuyên gia đánh giá, hệ thống quản lý quốc gia về vaccine (NRA) của Việt Nam cũng đã được WHO cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn của tổ chức này và kinh nghiệm sản xuất vaccine của các nhà máy của Việt Nam được đảm bảo. Chính vì vậy, Việt Nam cần lấy trọng tâm hợp tác trong sản xuất, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine để đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm đảm bảo an ninh vaccine trong những năm tiếp theo.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Các nước châu Á chạy đua hợp tác sản xuất vaccine COVID-19 tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711650049 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711650049 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10