Các nước thuộc GMS đã thông qua một chiến lược hợp tác dựa trên 3 trụ cột gồm Kết nối hạ tầng, Tăng cường khả năng cạnh tranh và Kết nối cộng đồng (môi trường, y tế, giáo dục).
Trong đó, chiến lược kết nối hạ tầng được chú trọng nhằm nâng cao khả năng kết nối qua phát triển bền vững hạ tầng vật chất và chuyển đổi các hành lang giao thông thành các hành lang kinh tế xuyên quốc gia.
Trong chiến lược kết nối hạ tầng giữa các quốc gia, lĩnh vực giao thông vận tải được triển khai mạnh nhất và nhận được nhiều sự quan tâm từ các quốc gia; với sự hình thành của các hành lang kinh tế Bắc - Nam, Đông - Tây, Hành lang kinh tế phía Nam… và các nước đã ký Hiệp định tạo thuận lợi cho công tác vận chuyển hành khách và hàng hoá qua biên giới tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS-CBTA).
Có thể bạn quan tâm |
Việc các Bộ trưởng Giao thông khối các nước GMS đã ký một biên bản ghi nhớ về việc thực hiện “Thu hoạch sớm" của CBTA vừa qua sẽ cho phép khởi động hiệu quả các giấy phép vận chuyển đường bộ và các giấy tờ nhập cảnh tạm thời cho các phương tiện thương mại trong GMS, bắt đầu từ ngày 1/6.
Việc thực hiện thu hoạch sớm của CBTA bao gồm đơn giản hóa thủ tục, chẳng hạn như đơn giản hoá, tiêu chuẩn hóa sổ theo dõi tạm nhập (TAD) cho phương tiện, bỏ cơ chế bảo lãnh cho phương tiện, bỏ TAD đối với container
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, về hạ tầng giao thông, ngoài Trung Quốc và Thái Lan thì các nước còn lại trong khối GSM có hệ thống hạ tầng chưa đồng bộ chưa hiện đại và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế. Do đó, hàng hóa sản xuất tại những nước này trong đó có Việt Nam thì chi phí vận tải tăng cao dẫn đến hàng hóa kém sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế và hướng hàng hóa nội địa cũng giảm sự cạnh tranh đối với hàng hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam.
"Việc ký kết bản ghi nhớ thực hiện sớm CBTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân và doanh nghiệp ở các nước GMS và thúc đẩy kết nối thương mại. Bên cạnh đó, Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, từ việc hoàn thiện các thủ tục nội bộ như sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý nhằm tạo thuận lợi cho vận tải quốc tế. Chúng tôi cũng sẽ tổ chức các hoạt động truyền thông để mọi người và doanh nghiệp hiểu được tiến trình và hiệu quả của việc kết nối giao thông xuyên biên giới", ông Thể cho biết.
Trong rất nhiều năm qua, Việt Nam cũng đã tập trung nhiều nguồn vốn từ nguồn vốn trong nước, ODA cả xã hội hóa để tập trung phát triển hạ tầng trong đó có hạ tầng giao thông. Vừa qua, Chính phủ Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm và đầu tư cho các dự án giao thông quan trọng. Được coi là mạch máu của nền kinh tế, các đại biểu cho rằng, giao thông vận tải phát triển mạnh sẽ tạo bước đệm thì các ngành kinh tế có đủ điều kiện phát triển khi mà sao tim tôi lợi hàng hóa sẽ được lưu thông một cách dễ dàng và thuân tiện kết nối các khu công nghiệp.
Mặc dù vậy, hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng của một số quốc gia GMS còn yếu. Do đó, việc hỗ trợ để phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông là việc làm cấp thiết hiện nay. Trước nhu cầu to lớn về phát triển cơ sở hạ tầng tại các nước GMS, việc xác định giải pháp khả thi để tạo nguồn vốn cơ sở hạ tầng là rất cấp bách.
Một số đại biểu đã nêu ý kiến về vai trò của Chính phủ trong việc khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng; việc khai thác hiệu quả tối đã tài sản công đối với mỗi quốc gia; cơ chế tài chính khả thi cho các dự án hạ tầng; đổi mới đối tác công tư để phát triển cơ sở hạ tầng.
Bắt đầu với tư cách là một hiệp định ba bên giữa Việt Nam, Lào và Thái Lan vào năm 1999, với sự hỗ trợ của ADB, CBTA đã được mở rộng với sự tham gia của Campuchia, Trung Quốc và Myanmar. GMS-CBTA dự kiến sẽ được các nước đi vào thực hiện đầy đủ vào năm 2019.