Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để bứt phá

Diendandoanhnghiep.vn Cuộc CMCN 4.0 được đánh giá là mang lại cơ hội lớn cho các quốc gia. Để đẩy nhanh chuyển đổi số tại Việt Nam, 5 yếu tố nền tảng quan trọng sẽ là thể chế, hạ tầng, platform, an ninh mạng và đào tạo.

Tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng

Tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng

Để đạt được điều này, Việt Nam phải đổi mới tư duy, tạo thuận lợi cho cái mới phát triển, có các giải pháp đột phá. Trong đó, chuyển đổi số là một trong những giải pháp tất yếu để Việt Nam tận dụng được cuộc cách mạng này.

An toàn, an ninh không gian mạng.

Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TTTT) Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng thể chế quan trọng nhất là chính sách thu hút nhân tài toàn cầu, là sự xác nhận các mô hình kinh doanh mới, mối quan hệ mới, công nghệ mới trong thế giới ảo. Đi đôi với đó là việc bảo đảm các giá trị căn bản của nhân loại, giá trị của Việt Nam, lấy con người là trung tâm của quá trình chuyển đổi số.

Việc chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành ICT, làm chủ các công nghệ nền tảng của chuyển đối số như big data, AI, IoT, điện toán đám mây…Rất nhiều công nghệ mới xuất hiện cho phép Việt Nam nhanh chóng chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng ICT thế hệ mới. Không chỉ là việc mua công nghệ thiết bị, đây cũng là cơ hội cho Việt Nam làm chủ công nghệ và sản xuất thiết bị.

Việt Nam muốn dựa vào chuyển đổi số để phát triển thành quốc gia hùng cường, thì phải là cường quốc về an ninh mạng, để đảm bảo an toàn trong quá trình này, đặt niềm tin số cho mọi người. An ninh không gian mạng được đánh giá là nền tảng của chuyển đổi số. Nếu chúng ta coi mục tiêu của chuyển đổi số là xây dựng quốc gia hùng cường, động lực của chuyển đổi số là thể chế, công nghệ, đổi mới sáng tạo, tiền đề là an toàn, an ninh không gian mạng.

Một nền tảng platform là yếu tố giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Nguyên nhân bởi chuyển đổi số khó nhất là toàn dân, toàn xã hội, nhưng nó chỉ phát huy hết sức mạnh khi toàn xã hội kết nối số. có thể giúp kết nối hàng triệu người, hàng nghìn doanh nghiệp. Platform văn minh ở chỗ giá trị tạo ra sẽ chia sẻ người tham gia và người tạo platform, do đó sẽ thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có lợi thế có nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin có năng lực, có thể phát triển nhiều platform.

Về đào tạo nhân lực cho chuyển đổi số, Bộ trưởng Hùng cho rằng trước mắt dựa vào đào tạo lại và đào tạo nâng cấp. 1.000 chuyên gia chuyển đổi số có mặt tại tất cả bộ ngành và địa phương sẽ là hạt nhân.

Tuy nhiên, chặng đường chuyển đổi số kéo dài nhiều thập kỷ, thì ICT phải được coi là là kỹ năng căn bản, giống như dạy đọc viết của học sinh. ICT cũng là lời giải cho nhiều vấn đề giáo dục hiện nay. Giáo dục ICT cũng là cách dạy kỹ năng tốt nhất kỹ năng số.Tương lai không nằm trên một đường kéo dài của quá khứ, nó tạo ra cơ hội cho đổi mới sáng tạo. Việt Nam có cơ hội bứt phá. Phải là tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự.

Nhiều lĩnh vực  hưởng lợi sớm từ chuyển đổi số.

Trong Hội nghị Vietnam CEO Summit cũng do Vietnam Report tổ chức vào tháng 8 vừa qua về chủ đề "Chiến lược chuyển đối số cho doanh nghiệp Việt", các lãnh đạo doanh nghiệp lớn Việt Nam và các chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số cũng thống nhất quan điểm rằng rất nhiều lĩnh vực có thể hưởng lợi sớm từ chuyển đổi số và cùng tạo ra những hình thức kinh doanh mang lại giá trị mới cho con người và xã hội. Tuy nhiên, chuyển đổi số cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức mới, nên các doanh nghiệp vẫn cần thay đổi liên tục để thích ứng và giải quyết những thách thức này.

Theo khảo sát ngắn trước thềm Hội nghị của Vietnam Report với nhóm doanh nghiệp lớn cũng cho thấy, hơn 85% CEO tin rằng kinh tế số hóa và chuyển đổi số sẽ ảnh hưởng đến ngành của họ, nhưng chỉ có ít hơn 10% đang thực hiện một chiến lược chuyển đổi số thực sự. Rõ ràng, nếu không thay đổi, một doanh nghiệp có khả năng sẽ không còn tồn tại trong vài năm tới, bất kể quy mô thế nào chăng nữa.

Trong đó, CMCN 4.0 giúp các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường phát triển. DN ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sản phẩm, sẽ có sự thay đổi lớn từ phía cung hàng hóa thông qua việc tiết giảm chi phí và tăng năng suất lao động.

Cùng với đó, chi phí giao thông vận tải và thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, các chi phí thương mại được giảm bớt. Từ đó, thị trường của DN sẽ được mở rộng.

Theo Vietnam Report khảo sát về tình hình ứng dụng công nghệ trong cộng đồng các doanh nghiệp Profit500. Tín hiệu đáng mừng là có đến 48% số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết hiện đang đẩy mạnh đầu tư công nghệ; 44% cho rằng đang đầu tư từ từ, thay đổi từng bước trong hoạt động doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp đã có đầu tư vào công nghệ, Top 03 chiến lược chuẩn bị của doanh nghiệp đó là số hóa các hoạt động quản trị doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 65,6%; Tăng chi cho đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ 63,9% và Phát triển kênh phân phối, tiếp thị, bán hàng qua công nghệ số 45,9%.

sẽ có 4 công ty biến mất trong vòng 10 năm tới, nhường chỗ cho các công ty mới, biết tận dụng thế mạnh của công nghệ và số hóa để bứt phá.

Sẽ có 4 công ty biến mất trong vòng 10 năm tới, nhường chỗ cho các công ty mới, biết tận dụng thế mạnh của công nghệ và số hóa để bứt phá.

Nền tảng công nghệ và chuyển đổi số trở thành một sân chơi bình đẳng.

Trong xu hướng số hóa các hoạt động trong sản xuất kinh doanh, tiếp cận với công nghệ cao để thích ứng với CMCN 4.0, các doanh nghiệp Profit500 cho biết mục tiêu của doanh nghiệp khi đầu tư vào công nghệ giai đoạn 2019-2020 phần lớn là để Tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả hoạt động tỷ lệ 78,7%, tiếp đó là Tăng cường vị thế cạnh tranh và xây dựng thị phần 70,5% và gia tăng năng suất và sự gắn kết nhân viên với tổ chức 57,4%.

Rõ ràng rằng nền tảng công nghệ và chuyển đổi số đang dần biến kinh doanh trở thành một sân chơi bình đẳng hơn, nơi một công ty nhỏ có thể đánh bại một đế chế doanh nghiệp hùng mạnh với tuổi đời hàng trăm năm. Khảo sát của công ty tư vấn McKinsey cho thấy cứ 10 công ty có tên trong danh sách Fortune 500 hiện nay, sẽ có 4 công ty biến mất trong vòng 10 năm tới, nhường chỗ cho các công ty mới, biết tận dụng thế mạnh của công nghệ và số hóa để bứt phá. Sự bắt đầu của thời kỳ công nghệ, chuyển đổi số với luật chơi mới đã đặt lại định nghĩa về nhu cầu và thị trường cho mọi ngành nghề.

Nhận định về những ngành có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao trong giai đoạn tới, công nghệ vẫn là ngành top đầu trong kì vọng của các doanh nghiệp tỷ lệ 20,2% doanh nghiệp phản hồi, kế đến là ngành xây dựng, bất động sản và bán lẻ cùng chiếm tỷ lệ 15%. Trong bảng xếp hạng Profit500, đứng đầu Top 10 ngành có lợi nhuận trước thuế bình quân lớn nhất là ngành Viễn thông, tin học, công nghệ. Tuy số lượng doanh nghiệp chỉ chiếm 3,6%, đây vẫn luôn là ngành tiềm năng với các chỉ số lợi nhuận tăng trưởng ổn định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để bứt phá tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714081680 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714081680 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10