“Cách mạng” thể chế

TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện QLKT Tư 05/01/2020 04:00

Sách Trắng Việt Nam 2019 đã công bố, khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) trong nước đang tạo ra khoảng 42% GDP, 30% thu ngân sách Nhà nước.

Khối tư nhân cũng đang thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước. Nhưng để khối kinh tế này đổi mới, việc đầu tiên phải “cách mạng” thể chế. 

p/Sân bay Vân Đồn là sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam do Tập đoàn Sun Group đầu tư đi vào khai thác chỉ sau 30 tháng thi công.

Sân bay Vân Đồn là sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam do Tập đoàn Sun Group đầu tư đi vào khai thác chỉ sau 30 tháng thi công.

Cải cách thể chế kinh tế là việc thiết lập, bổ sung và thay đổi hệ thống các quy tắc, luật lệ, trước hết là các quy tắc, luật lệ chính thức để thực hiện các cải cách kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường đầy đủ và hiện đại.

Có thể bạn quan tâm

  • Dư địa lớn nhất của tăng trưởng vẫn là cải cách thể chế

    03:01, 21/12/2019

  • Cải cách cần mạnh mẽ vượt trội để đạt "thể chế kim cương"

    09:26, 17/12/2019

  • Ông Phan Đức Hiếu: Thể chế là mấu chốt quyết định hiệu quả của nền kinh tế

    15:37, 07/12/2019

  • Thể chế là mấu chốt quyết định hiệu quả của nền kinh tế

    16:57, 05/12/2019

  • Cải cách thể chế, ưu đãi tối đa cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

    06:36, 22/10/2019

Thay đổi từ bộ máy quản lý

Thời gian dài vừa qua, Việt Nam mới chỉ chú trọng cải cách thủ tục hành chính, cắt bỏ môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh... Tuy nhiên, đây chỉ là phần ngọn của vấn đề.

Nhiều khi chúng ta lặp lại khuyến nghị, nhưng nói nhiều mà không ai làm, chúng tôi luôn đưa khuyến nghị mới. Nhiều khuyến nghị từ 10 đến 15 năm trước đã nêu ra nhưng không giải quyết đến nay vẫn khuyến nghị đó. Nghị quyết ra đời nhưng thực hiện lại dậm chân một chỗ, không thay đổi, quay quay lại về chỗ cũ.

Cải cách của Việt Nam chỉ có thị trường, thị trường và thị trường. Tại sao lại vậy? Tại vì ở Việt Nam, mọi thứ đang đè nén thị trường, thế thì ta phải đẩy nó, phải thị trường, thị trường, thị trường hơn nữa.

Cải cách kinh tế phải gắn liền với thể chế hành chính công và bộ máy quản lý. Thời gian dài vừa qua, chúng ta chỉ chú trọng cải cách thủ tục hành chính, cắt bỏ môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh... Tuy nhiên, đây chỉ là phần ngọn của vấn đề.

Nếu điểm lại chính sách, Nghị quyết ban hành, chúng ta rất nhiều, đầy đủ nhưng tại sao không tạo bước ngoặt về thể chế ? Trách nhiệm giải trình tại ai? Nếu chúng ta tiếp tục ra chính sách mà không làm thì 10 năm nữa cũng không làm được.

Đột phá tư duy

Bên cạnh đó, đột phá về thể chế là những thay đổi đủ lớn, đủ nhanh, đủ mạnh về thể chế, tháo bỏ được các nút thắt thể chế, tạo ra bước tiến nhảy vọt của quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại. "Như vậy, cải cách thể chế và đột phá thể chế là thay đổi nội dung, không phải chỉ thay đổi hình thức, thay đổi trình tự, thủ tục.

Thay đổi tư duy trong bộ máy hành chính là một nội dung quan trọng của cải cách thể chế. Cách thức làm luật của ta, Việt Nam thường phải có luật rồi mới cho làm, hạn chế sức sáng tạo. Trong khi, ở các nước phát triển, người ta đánh giá cao và khuyến khích startup, các ý tưởng. Các bạn trẻ cứ làm, luật chỉ là phương thức tạo hành lang pháp lý. Chỉ có bằng cách này, Việt Nam mới nhanh bắt kịp thế giới. Chúng ta biết hiện tính thích nghi và phản ứng nhanh của hệ thống chính sách là rất chậm. Kết quả là mình luôn thụ động và co lại. Thể chế không khuyến khích cách làm mới thì sẽ đẩy người tài đi, vuột mất cơ hội và chúng ta còn tụt hậu dài vì thế giới đang thay đổi rất nhanh.

Và vì thế, nếu chỉ loay hoay bỏ mấy điều kiện kinh doanh, cải cách hành chính thì không thể mở rộng được quy mô thị trường, không thay đổi cơ chế phân bổ nguồn lực để tạo ra động lực tăng trưởng, thúc đẩy nền kinh tế bứt phá.

Vì vậy, đây phải là những trở ngại phải được tháo gỡ để nền kinh tế tiếp tục tăng tốc trong tương lai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Cách mạng” thể chế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO