Cải cách hành chính 2021: Dấu ấn của ngành công thương

Diendandoanhnghiep.vn Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên, năm 2021, ngành công thương vẫn để lại nhiều dấu ấn tích cực góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội đất nước…

>>Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Bộ Công Thương đã thực hiện thành công “mục tiêu kép”

Năm 2021 dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề hơn so với năm 2020 do thời gian thực hiện giãn cách xã hội dài hơn, đặc biệt là dịch bệnh đã tấn công vào các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Thế nhưng, sản xuất công nghiệp vẫn duy trì mức tăng trưởng tích cực, cơ bản giữ được chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng trong và ngoài. Cơ cấu nội ngành tiếp tục chuyển biến tích cực theo đúng định hướng tái cơ cấu ngành, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, giảm dần tỷ trọng của ngành công nghiệp khai khoáng.

Năm 2021, ngành Công thương để lại nhiều dấu ấn đậm nét - Ảnh minh họa

Năm 2021, ngành công thương để lại nhiều dấu ấn đậm nét - Ảnh minh họa

Đặc biệt, năm vừa qua Việt Nam đã tham gia 3 hiệp định thương mại, mở ra thị trường rộng lớn chưa từng có gồm: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương Quốc Anh (UKVFTA), nâng tổng số hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam tham gia lên con số 15. Từ đó tạo động lực thúc đẩy quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Ấn tượng nhất của năm 2021 là kết quả xuất nhập khẩu khi tiếp tục tạo kỷ lục mới với tổng kim ngạch đạt gần 670 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu đạt 336 tỷ USD, tăng 19%. Nhập khẩu đạt 332 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020 và cơ bản được kiểm soát tốt. Nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất và hàng hóa thiết yếu luôn chiếm gần 90% kim ngạch nhập khẩu, cán cân thương mại ghi nhận xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp với giá trị khoảng 4 tỷ USD.

>>Đơn giản hóa các điều kiện là nhiệm vụ trọng tâm

Để đạt được những kết quả tích cực đã nêu, không thể không kể đến những nỗ lực không ngừng trong cải cách hành chính của ngành công thương, năm 2020, Bộ Công Thương đã cắt giảm, đơn giản hóa 205 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực mình quản lý, đến năm 2021, con số này tiếp tục là 675. Cho đến nay, sau 2 năm liên tiếp, Bộ đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa tổng cộng là 880 điều kiện trên tổng số 1.216 điều kiện (chiếm 70%).

Trong đó, tất cả 295 thủ tục hành chính cấp trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trở lên.

Hiện, Cổng dịch vụ công của Bộ đang cung cấp 220 dịch vụ công mức độ 3, 4. Tổng số hồ sơ trung bình đạt 1.000.000 hồ sơ/năm trong giai đoạn 2016-2020 và tăng dần theo các năm, riêng trong năm 2020 là 1.460.459 hồ sơ, tương ứng 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ.

Từ những gì đã và đang đạt được, năm 2022 hứa hẹn đem đến nhiều kỳ vọng - Ảnh minh họa

Từ những gì đã và đang đạt được, năm 2022 hứa hẹn đem đến nhiều kỳ vọng - Ảnh minh họa

Không chỉ có vậy, trong năm 2021, Bộ Công Thương cũng đã hoàn thành trình Chính phủ ban hành 03 Nghị định, 02 Quyết định của Thủ tướng; ban hành theo thẩm quyền 25 Thông tư liên quan đến các lĩnh vực quan trọng như: điện lực, dầu khí, phát triển công nghiệp, xuất nhập khẩu, thương mại nội địa,...…Qua đó, khơi thông nguồn lực, góp phần tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo động lực mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.

>>Đơn giản hóa các điều kiện là nhiệm vụ trọng tâm

Bên cạnh những kết quả tích cực đã nêu, năm 2021 cũng là năm đánh dấu mốc của sự phát triển đột phá của thương mại điện tử của ngành công thương, góp phần quan trọng trong phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng về thị phần bán lẻ trực tuyến thuộc top 3 của khu vực Đông Nam Á.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tạo ra những tác động tiêu cực, thương mại điện tử thực sự trở thành phương thức phân phối chủ yếu, an toàn, phát huy hiệu quả ngay lập tức, góp phần duy trì chuỗi cung ứng và chuỗi lưu thông. Lần đầu tiên, hàng chục loại nông sản, trái cây của các vùng miền trên cả nước được tổ chức phân phối trên thương mại điện tử thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia” và qua các sàn thương mại điện tử, đã góp phần làm vơi bớt khó khăn của người nông dân các địa phương trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Cùng với đó, lần đầu tiên, “Gian hàng Quốc gia Việt Nam” - nơi tập hợp các sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam được tổ chức, xây dựng trên sàn thương mại điện tử JD.com, mở ra thêm hướng đi mới cho doanh nghiệp Việt, hàng Việt xuất khẩu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.

Thực tế, khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống, nếu không nhanh chóng chuyển đổi phương thức xúc tiến thương mại trên môi trường số, rất khó có thể đạt được những kết quả tích cực như hiện nay.

Không chỉ là sự nhạy bén đơn thuần trước khó khăn, thách thức những dấu ấn của ngành công thương trong năm 2021 còn thể hiện đúng tầm vóc của ngành chủ lực, mũi nhọn, đem đến nhiều kỳ vọng cho quá trình phục hồi và phát triển nền kinh tế trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cải cách hành chính 2021: Dấu ấn của ngành công thương tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713289523 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713289523 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10