Động lực chính cho cải cách thể chế tài chính

Diendandoanhnghiep.vn Trao đổi với DĐDN, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia tài chính khẳng định: Cần chú trọng vai trò của số hóa như động lực chính của cải cách thể chế tài chính, cải cách thể chế kinh tế.

Trong phát biểu kết luận cuộc làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và gặp gỡ đại diện cộng đồng doanh nghiệp, giới doanh nhân Việt Nam chiều ngày 07/10 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: tại Hội nghị Trung ương lần thứ Tư, Trung ương đã thống nhất sẽ xem xét điều chỉnh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ với liều lượng hợp lý và thời điểm phù hợp, phối hợp chặt chẽ hai chính sách này để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân, kích thích kinh tế phục hồi và phát triển. 

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Đảng đoàn Quốc hội đã trình Bộ Chính trị việc ban hành một kết luận về định hướng xây dựng pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV. Các đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp liên quan đến hoàn thiện thể chế sẽ theo danh mục và có lộ trình (ảnh: Quốc Tuấn)

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Đảng đoàn Quốc hội đã trình Bộ Chính trị việc ban hành một kết luận về định hướng xây dựng pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV. Các đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp liên quan đến hoàn thiện thể chế sẽ theo danh mục và có lộ trình (ảnh: Quốc Tuấn)

Chủ tịch Quốc hội cũng “đặt hàng” VCCI và cộng đồng doanh nghiệp hiến kế cho Quốc hội về chiến lược tổng thể phục hồi và phát triển nền kinh tế; đóng góp ý kiến đề xuất hoàn thiện thể chế. 

Với nhiều doanh nghiệp, một trong những giải pháp tháo gỡ hiện nay chính là cải cách thể chế. Đây là gói “hỗ trợ” còn dư địa lớn nhất với nhiều kỳ vọng. 

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp xoay quanh chủ đề “Cải cách thể chế trong lĩnh vực tài chính”, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia tài chính đã khẳng định cần chú trọng vai trò của số hóa như động lực chính của cải cách thể chế tài chính, cải cách thể chế kinh tế.

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh

- Ông có nhận định gì về thể chế tài chính tại Việt Nam trong thời gian vừa qua và đặc biệt trong giai đoạn dịch COVID-19, thưa P.GS?

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh: Thể chế trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam là một trong những vấn đề được Chính phủ và Nhà nước quan tâm, với cố gắng làm thế nào cân đối nguồn thu để đảm bảo chi ngân sách Nhà nước phù hợp. Nhưng thực tế, trong thời gian vừa qua, mức thâm hụt luôn xảy ra, mặc dù đã giảm đáng kể, cũng như sự phân cấp tài chính giữa chính quyền Trung ương với địa phương ngày càng tốt hơn.

Phải nói rằng, cơ cấu thu chi đang ngày càng hoàn thiện, trong đó, nguồn thu từ ngân sách nhà nước đã dần dần tăng, tỉ lệ thu từ nội địa ở mức khoảng hơn 80%. Ngoài ra, nguồn thu từ nước ngoài như thu thuế xuất nhập khẩu, đến nguồn thu từ viện trợ, vay nợ cũng giảm đi và nợ công có mức tăng trưởng chậm lại. Cụ thể, giai đoạn năm 2016-2020, cơ cấu nợ đã có chuyển biến tích cực, dư nợ công giảm từ mức đỉnh 63,7% GDP năm 2016 xuống còn khoảng 55% GDP cuối năm 2019; tốc độ tăng nợ công giảm từ trung bình 18,1%/năm giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 6,8%/năm giai đoạn 2016-2019. Đặc biệt từ khi dịch COVID-19 bùng phát gây tăng chi và giảm thu, kéo theo việc giãn cách xã hội kéo dài và tăng trưởng kinh tế giảm sâu, nguồn thu ngân sách cũng sụt giảm đáng kể, cho nên Chính phủ đã phải tăng vay nợ công để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước, cũng như đảm bảo các nhu cầu chi tiêu khắc phục hậu quả của đại dịch.

Riêng hoạt động giải ngân chi đầu tư công của Việt Nam trong thời gian gần đây đã tăng lên một cách đáng kể và quản lý tài sản công cũng được chú trọng, khi có Luật về đầu tư công và quản lý tài sản công. Một điểm đáng chú ý đó là, chi ngân sách nhà nước cũng đã có sự thay đổi rõ nét, khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch tài chính quốc gia với mục tiêu phấn đấu tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt khoảng 29%, giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%. Việc phấn đấu giảm thêm chi thường xuyên tập trung ở lĩnh vực chi quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng xã hội hóa cao. Song, việc cắt giảm chi thường xuyên cần có lộ trình tương ứng với việc thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy, điều chỉnh giá, phí dịch vụ sự nghiệp công. Theo tôi, đây là hướng đi rất đúng đắn và cần triển khai nhanh mạnh trong thời gian tới.

Cùng với đó, việc phân cấp của chính quyền địa phương trong nguồn thu và chi đã ngày càng cụ thể, có chiều hướng tích cực. Đến nay, đã có khoảng hơn 20 địa phương tự cân đối được ngân sách và nộp ngân sách về Trung ương, đó là điều cải thiện rất đáng kể trong cơ chế quản lý nhà nước.

Còn về cơ chế chính sách đã ngày càng hoàn thiện về luật như: Luật đầu tư công, Luật quản lý tài sản, chỉnh sửa hoàn thiện các Luật về thuế, về ngân sách nhà nước,... Từ đó tạo nền tảng cho việc hoàn thiện bộ máy tổ chức và cách thức để thực hiện đảm bảo thu chi ngân sách nhà nước đi vào nề nếp. Đồng thời, khâu kiểm tra giám sát và số hóa trong ngành tài chính có bước tiến mạnh mẽ, tiêu biểu trong các lĩnh vực thuế, hải quan, tốc độ và tỉ lệ số hóa rất nhanh, tạo tác động tích cực cho các doanh nghiệp và những người có nghĩa vụ.

Trước đây, các hoạt động giám sát đòi hỏi phải liên quan đến rất nhiều loại giấy tờ, thủ tục nhiêu khê, nhưng hiện nay, công nghệ đã rút gần khoảng cách của các chủ thể lại với nhau (ảnh minh hoạ)

Trước đây, các hoạt động giám sát đòi hỏi phải liên quan đến rất nhiều loại giấy tờ, thủ tục nhiêu khê, nhưng hiện nay, công nghệ đã rút gần khoảng cách của các chủ thể lại với nhau (ảnh minh hoạ)

- Thực thi chính sách hiện nay đang là vấn đề nhận được nhiều kiến nghị từ cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Vậy rào cản nào đang khiến vấn đề này bị cản trở, thưa ông?

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh: Đối với cản trở trong thực thi chính sách có thể tóm gọn ở một số điểm như sau:

Thứ nhất, là thiếu sự cụ thể, rõ ràng của các cơ chế chính sách, làm cho công tác triển khai trở nên khó khăn và giảm tính hiệu quả. Vì nếu chính sách càng cụ thể, rõ ràng sẽ càng tạo điều kiện cho người thực thi hiểu đúng và triển khai nhanh chóng.

Thứ hai, khi đã rõ ràng cụ thể sẽ đi kèm với công khai minh bạch, khi cơ chế được minh bạch thì không thể dẫn đến câu chuyện luồn lách, làm trái các quy định hay mập mờ khó hiểu. Đồng thời người chấp hành sẽ có thể phản hồi với cơ quan quản lý một cách nhanh chóng để việc thực thi được trôi chảy hơn.

Có một vấn đề mà tôi rất muốn lưu ý đó là, trong thời gian vừa qua, chúng ta đã có nhiều bổ sung, sửa đổi về chính sách. Tuy nhiên, việc cụ thể hóa, chính xác hóa và chặt chẽ thì chưa đạt đến mức cần thiết. Vì vậy, thay vì sửa đổi bổ sung, các cơ quan quản lý nên làm rõ luật nào, Nghị định nào thay thế chỗ nào, cái nào bỏ, cái nào làm mới, chứ không nên bổ sung thêm, sửa đổi trên nền cũ một vài ý,... Việc bổ sung sẽ gây ra các hiện tượng chồng chéo trong các loại văn bản, đôi khi chỉ một vấn đề nhưng dở đến 10 văn bản vẫn không hiểu phải áp dụng đúng theo văn bản nào, gây khó cho các bên. Khi đi theo chiều hướng cụ thể hơn, đầy đủ hơn, việc thực thi chính sách sẽ nhanh chóng đi vào nề nếp và giảm thiểu sự cách biệt giữa cơ chế chính sách và thực tiễn.

- Xin ông cho biết cụ thể hơn về các kiến nghị giải pháp trong công tác quản lý, giám sát và điểm then chốt trong công tác cải cách thể chế tài chính trong giai đoạn tới?

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh: Như tôi đã nói ở trên, về khâu giám sát, chúng ta cần có sự thay đổi đáng kể trong điều kiện số hóa nền kinh tế, bởi vì việc giám sát này hoàn toàn có thể thực hiện trước, trong, sau khi thực hiện các hoạt động về tài chính.

Trước đây, các hoạt động giám sát đòi hỏi phải liên quan đến rất nhiều loại giấy tờ, thủ tục nhiêu khê, nhưng hiện nay, công nghệ đã rút gần khoảng cách của các chủ thể lại với nhau. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể kết nối với các cơ quan quản lý nhà nước, các khoản thu chi phát sinh hằng ngày có thể được hạch toán và tính thuế nga,... Như vậy, mọi việc có thể được thực thi hằng ngày và đảm bảo được giám sát hiệu quả, thông suốt từ người quản lý đến các doanh nghiệp, người dân.

Về cơ chế, thể chế, có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện, nhưng trong giai đoạn mới này, ngành tài chính phải có sự đổi mới một cách toàn diện, cùng chiến lược phát triển phù hợp với các điều kiện kinh tế số hiện nay, cũng như phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Ví dụ về thuế, việc cải cách chính sách thuế không thể trong một sớm một chiều, mà phải đặt ra lộ trình trong khoảng thời gian cụ thể. Vấn đề này liên quan đến quyết định của cơ quan Quốc Hội, vì vậy Quốc Hội phải thay đổi các Luật thuế trên cơ sở Bộ Tài chính phải là cơ quan đưa ra các đề xuất phù hợp, trong bối cảnh Việt Nam đang dần hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngoài việc đảm bảo đi theo thông lệ quốc tế, thì phải lưu ý rằng, kinh tế số có thể tạo ra điều kiện tốt nhưng cũng tạo ra nhiều khó khăn. Đơn cử như sự bùng nổ bất ngờ của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, các chủ thể nước ngoài như Google, Facebook,... Vì vậy, cần có những phản ứng kịp thời, thích hợp bắt kịp nhanh chóng nhưng không gây khó khăn vì sự phát triển chung của nền kinh tế.

Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Động lực chính cho cải cách thể chế tài chính tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711616011 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711616011 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10