Cán bộ bị kỷ luật không nên mãi “giữ ghế”

Diendandoanhnghiep.vn Không thể để mấy ông cán bộ bị kỷ luật ngồi mãi, làm ảnh hưởng lòng tin của dân với Đảng.

>> Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật hàng loạt cán bộ

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai. Ảnh: Hoàng Phong

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai. Ảnh: Hoàng Phong

Đó là một phát biểu rất ấn tượng của bà Trương Thị Mai - Trưởng ban Tổ chức Trung ương, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt các nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII vừa qua.

Trong lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng việc đánh mất lòng tin của nhân dân với Đảng, chính phủ là không thể tha thứ. Bác đã khước từ đơn xin ân xá tử hình của Cục trưởng cục quân nhu – Đại tá Trần Dụ Châu.

Nói chuyện với đồng chí Trần Đăng Ninh, Bác đã chỉ ra vì sao cây xoan héo lá úa ngọn. Vì có một con sâu đục thân đang khoét từng thớ gỗ bên trong. Nếu không bắt và giết những con sâu đó đi thì sẽ nguy hại đến cả một cây lớn đang khỏe mạnh.

Trường hợp của Đại tá Trần Dụ Châu tham nhũng, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến làm mất lòng tin đối với nhân dân, với Đảng và Nhà nước đã được xử lý thích đáng - giữ nguyên y án tử hình.

Có một thực tế đáng suy ngẫm đó là văn hóa từ chức ở Việt Nam chưa được chú trọng. Cán bộ ta khó mở lời xin từ chức vì ở ta vẫn chưa có văn hóa từ chức. Thứ nữa là vì “lòng tự trọng của một bộ phận cán bộ nói chung còn thấp”. Thế mới dẫn đến chuyện không ít cán bộ bị kỷ luật mà vẫn ngồi “giữ ghế” hoặc nếu không “giữ ghế” thì cũng điều chuyển công tác vị trí khác. Việc này ít nhiều khiến cán bộ cấp dưới không phục, hiệu ứng không tốt trong dư luận.

Nói cách khác, không ít cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sai phạm bị kỷ luật, mất uy tín nhưng vẫn giữ nguyên chức vụ hoặc điều động đến cơ quan khác với chức vụ tương đương, có khi còn được bổ nhiệm lên cao hơn. Tình trạng trên không phải hiếm thấy ở nhiều nơi, không chỉ ở cấp cơ sở.

>> Dự án nào khiến hàng chục cán bộ tỉnh Lào Cai vướng lao lý?

>> Đồng Nai: Khởi tố, bắt tạm giam nhiều cán bộ do sai phạm đất đai

>> Vụ "tuồn" 30 nghìn tỷ đồng ra nước ngoài: Các cán bộ hải quan “tiếp tay” thế nào?

Ông Đoàn Ngọc Hải trong một lần chỉ đạo dọn dẹp vỉa hè ở quận 1.

Ông Đoàn Ngọc Hải trong một lần chỉ đạo dọn dẹp vỉa hè ở quận 1.

Thời hiện đại, nói đến việc từ chức, không thể không nhắc tới ông Đoàn Ngọc Hải - nguyên Phó Chủ tịch Quận 1 (TPHCM) - xin từ chức, “cởi áo về vườn” vì đã không thực hiện được lời hứa “đòi lại vỉa hè cho dân”.

Cũng không thể không nhắc tới ông Bùi Văn Toàn - Chủ tịch UBND xã Tam An, Phú Ninh, Quảng Nam - năm 2016 đã xin từ chức. Vì “bản thân không hoàn thành tốt nhiệm vụ”, vì “tồn tại đất đai và nợ xây dựng cơ bản, chương trình đối ứng trong xây dựng nông thôn mới chưa giải quyết xong”..v..v.

Một chủ tịch xã từ chức vì không hoàn thành tốt nhiệm vụ (và không có vướng về tài chính, ngân sách gì hết). Một Phó Chủ tịch quận xin "về vườn" vì không thực hiện được lời hứa với dân. Điều đó chính là tự trọng, là khí tiết rất đáng quý, rất nên có đối với những người “phục vụ nhân dân”

Sở dĩ nhiều cán bộ công chức bị kỷ luật nhưng không từ chức xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản nhất từ yếu tố chủ quan của tổ chức và cấp lãnh đạo có thẩm quyền. Cấp quản lý trực tiếp sợ mất thành tích của tập thể, mất uy tín của lãnh đạo trực tiếp và cả sợ mất cán bộ đã được đào tạo.

Ngoài ra còn ràng buộc tình cảm cá nhân, đồng hương, bạn bè, hàng xóm… làm cho xử lý không nghiêm túc. Cái lý đưa ra là “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại”, “Đóng cửa bảo nhau”, “Gà cùng một mẹ”... để rồi cho phê bình, cho “rút kinh nghiệm nghiêm túc” hoặc kỷ luật dưới mức nhẹ nhất có thể. Cái lý có vẻ khách quan nhưng lại mang đậm chủ quan theo ý chí người đứng đầu…v..v.

Liên quan đến đến vấn đề này, TS. Bùi Đình Bôn cho rằng, “nguyên nhân sâu xa” là vì chủ nghĩa cá nhân, lợi ích cá nhân của nhiều cán bộ quá cao, dù biết rõ sai lầm, khuyết điểm của mình nhưng vẫn bất chấp, tham quyền cố vị, giữ cho được cái “ghế” vốn mang lại cho họ khá nhiều lợi ích về kinh tế, chính trị.

Dừng ở đây, lại phải nhắc đến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người từng ví cán bộ là công bộc, là đầy tớ trung thanh của nhân dân. Làm sao để “người đầy tớ” hết lòng phụng sự lẽ phải, phụng sự nhân dân, có trách nhiệm nhận sự ủy thác giao phó từ nhân dân. Từ đó giữ được niềm tin nơi nhân dân đồng thời giữ được giá trị nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Có thể nói, đã là con người không thể tránh sai lầm, nhưng hãy là người cán bộ có tâm và có tầm thực hiện chức trách của mình đến cùng dù có thành công hay không thành công để người dân nhìn nhận. Và quan trọng để lòng tin của nhân dân về cán bộ Đảng, Nhà nước không bị đánh mất.

Có lẽ, đã đến lúc cần chấm dứt công thức luân chuyển cán bộ sai phạm đó là : “Kỷ luật – Rút kinh nghiệm – điều chuyển”. Chỉ có nhìn đúng sự thật, nhìn thẳng đúng vào lỗi lầm đã mắc phải để sửa chữa thì các lớp cán bộ sau mới lấy đó làm gương mà tránh sai phạm.

Đừng sợ kỷ luật cán bộ rồi hết người làm việc. Người có tài có tâm của  chúng ta còn nhiều lắm!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cán bộ bị kỷ luật không nên mãi “giữ ghế” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713978800 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713978800 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10