Cần làm rõ một số quy định về phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản

Diendandoanhnghiep.vn Góp ý Dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc làm rõ một số quy định…

>> Cân nhắc mức giảm thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay

Theo đó, trả lời Công văn số 13623/BTC-CST ngày 30/11/2021 của Bộ Tài chính về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (Dự thảo), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc làm rõ một số quy định.

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc làm rõ một số quy định - Ảnh minh họa

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc làm rõ một số quy định - Ảnh minh họa

Cụ thể, về xác định số lượng khoáng sản nguyên khai với trường hợp mỏ có nhiều hơn một loại khoáng sản, Điều 7 Dự thảo quy định công thức tính phí bảo vệ môi trường với khai thác khoáng sản theo số lượng khoáng sản nguyên khai (Q2) nhân với mức phí của từng loại khoáng sản (f2).

VCCI cho rằng, quy định này cần được xem xét ở một số điểm như: chưa rõ ràng trong trường hợp mỏ đa kim (có nhiều loại kim loại, khoáng sản). Với trường hợp này, doanh nghiệp có thể thu được nhiều loại khoáng sản khác nhau với một lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác được. Khi đó, lượng khoáng sản nguyên khai này cần phải được chia ra thành lượng khoáng sản nguyên khai ứng với từng loại khoáng sản (Q2), để áp dụng mức phí (f2) tương ứng. Tuy nhiên, Dự thảo lại không có quy định cụ thể cách thức xác định lượng khoáng sản nguyên khai với từng loại khoáng sản từ tổng lượng khoáng sản nguyên khai. Việc này có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, cũng như có thể dẫn đến các cách hiểu và áp dụng khác nhau giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế.

>>Dự thảo Nghị định về Luật Bảo vệ môi trường: 13 Hiệp hội gửi “tâm thư” tới Bộ trưởng

Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định về cách thức xác định lượng khoáng sản nguyên khai với từng loại khoáng sản từ tổng lượng khoáng sản nguyên khai, chẳng hạn có thể cân nhắc dựa trên tỷ lệ thành phần có ích của từng loại khoáng sản trên tổng trữ lượng thành phần có ích.

Bên cạnh đó, Điều 7.4 Dự thảo quy định trường hợp có cả khoáng sản chính và khoáng sản đi kèm, việc xác định lượng khoáng sản nguyên khai được thực hiện với khoáng sản chính và khoáng sản đi kèm. Tuy nhiên, cách quy định như trên có thể dẫn đến cách hiểu rằng khi tính toán mức phí, doanh nghiệp cần phải xác định loại nào là khoáng sản chính, loại nào là khoáng sản đi kèm.

Dự thảo chưa có quy định xác định mức phí trong trường hợp doanh nghiệp thu được thêm một loại khoáng sản đi kèm khác nhưng không nằm trong trữ lượng phê duyệt - Ảnh minh họa

Dự thảo chưa có quy định xác định mức phí trong trường hợp doanh nghiệp thu được thêm một loại khoáng sản đi kèm khác nhưng không nằm trong trữ lượng phê duyệt - Ảnh minh họa

Theo phản ánh của doanh nghiệp, việc làm này là không cần thiết do cách thức áp dụng không thay đổi, tương tự như trường hợp mỏ đa kim mà không phụ thuộc vào loại nào là chính, loại nào là phụ.

“Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi Điều 7.4 Dự thảo theo hướng quy định chung cho trường hợp mỏ có nhiều hơn một loại khoáng sản (thay cho quy định khoáng sản chính, đi kèm)”, VCCI góp ý.

Ngoài ra, Điều 7.4 Dự thảo quy định căn cứ xác định số lượng khoáng sản nguyên khai với từng loại khoáng sản là Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt hoặc công nhận.

Tuy nhiên, theo phản ánh của doanh nghiệp, một số trường hợp sẽ có sự khác biệt về thông tin giữa Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản và Quyết định phê duyệt cuối cùng của cơ quan Nhà nước. Do vậy, VCCI đề nghị, cơ quan soạn thảo bổ sung quy định căn cứ cụ thể trong trường hợp trên.

Về xác định số lượng đất đá bốc xúc thải phải nộp phí trong kỳ, Điều 7.2 Dự thảo quy định, số lượng đất đá phải nộp phí = số lượng đất đá xúc thải ra – số lượng đất đá bốc xúc dùng cải tạo, phục hồi môi trường.

Tuy nhiên, theo VCCI, việc cải tạo, phục hồi môi trường thường phát sinh chủ yếu sau khi khai thác hết trữ lượng, do đó, giá trị số lượng bốc xúc thải ra (Q1) sẽ có sự thay đổi lớn giữa các kỳ đóng phí. Chẳng hạn, trong giai đoạn khai thác, số lượng đất đá bốc xúc thải ra sẽ lớn, trong khi không có nhiều công việc cải tạo, phục hồi nên giá trị Q1 sẽ dương. Ngược lại, sau khi khai thác xong, khối lượng đất đá được sử dụng để cải tạo lại có thể tăng cao nên giá trị Q1 có thể âm, và có khả năng mức phí bảo vệ môi trường (F) cũng có giá trị âm. Liệu trong trường hợp này, doanh nghiệp có được hoàn lại số tiền phí đã đóng hay không?

“Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định xử lý trường hợp này”, VCCI góp ý.

Cùng với đó, về xác định phí với khoáng sản đi kèm không nằm trong trữ lượng phê duyệt, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định làm rõ trường hợp này, khi Điều 7 Dự thảo quy định về công thức tính phí bảo vệ môi trường với khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, Dự thảo chưa có quy định xác định mức phí trong trường hợp doanh nghiệp thu được thêm một loại khoáng sản đi kèm khác nhưng không nằm trong trữ lượng phê duyệt.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần làm rõ một số quy định về phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711693476 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711693476 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10