Cân nhắc tích hợp sàn giao dịch đất đai

VI ANH 29/10/2023 03:00

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến về việc tích hợp sàn giao dịch quyền sử dụng đất với sàn giao dịch bất động sản thành trung tâm giao dịch quyền sử dụng đất trực thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố.

>>Xây dựng, cải tạo chung cư cũ: Lời giải nào thỏa đáng?

Mới đây, Bộ Xây dựng đề xuất thành lập trung tâm giao dịch bất động sản của nhà nước, tích hợp sàn giao dịch bất động sản và sàn giao dịch quyền sử dụng đất tại dự thảo báo cáo Thủ tướng.

Trung tâm này thuộc UBND các tỉnh, thành, có ba nhiệm vụ chính: quản lý giao dịch bất động sản, thu thuế, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cơ cấu bộ máy có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, do chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm. Bên dưới có các bộ phận chuyên môn: tiếp nhận hồ sơ, hành chính tổng hợp...

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến về việc tích hợp sàn giao dịch quyền sử dụng đất với sàn giao dịch bất động sản thành trung tâm giao dịch quyền sử dụng đất trực thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố.

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến về việc tích hợp sàn giao dịch quyền sử dụng đất với sàn giao dịch bất động sản thành trung tâm giao dịch quyền sử dụng đất trực thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố.

Bộ Xây dựng đánh giá rằng đây là một giải pháp đổi mới nhằm cải thiện cách thức vận hành của thị trường bất động sản. Trong đó, trung tâm sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các ứng dụng và quản lý hoạt động giao dịch bất động sản phù hợp thực tiễn; giảm thủ tục hành chính, chi phí, thời gian; đẩy mạnh phát triển hệ thống công nghiệp số, thúc đẩy công khai, minh bạch thị trường. 

Đồng thời, trung tâm sẽ tích hợp và phát triển hệ thống dữ liệu bất động sản đồng bộ, bao gồm thông tin về nhà ở, thị trường, đất đai, thuế. Từ đó, đề xuất các cơ chế và chính sách để thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản, giải quyết hiệu quả các giao dịch bất động sản và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức và cá nhân. Cùng với đó, đóng góp vào việc cải thiện chất lượng các dịch vụ công vụ.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Chí Thanh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội môi giới bất động sản Việt Nam VARS cho biết, mục tiêu lớn nhất khi thành lập Sàn giao dịch quyền sử dụng đất là để đảm bảo minh bạch thông tin, giảm thiểu rủi ro khi giao dịch do thiếu thông tin từ đó giúp xây dựng hệ thống dữ liệu về thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, việc tham khảo kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan... đã cho thấy rằng họ không sử dụng mô hình sàn giao dịch quyền sử dụng đất riêng.

Việc tích hợp sàn giao dịch quyền sử dụng đất với sàn giao dịch bất động sản được đánh giá là giải pháp đổi mới cách thức vận hành của thị trường địa ốc.

Việc tích hợp sàn giao dịch quyền sử dụng đất với sàn giao dịch bất động sản được đánh giá là giải pháp đổi mới cách thức vận hành của thị trường địa ốc.

Theo ông Thanh, các Hiệp hội môi giới bất động sản trên thế giới đã thực hiện quản lý khá rõ ràng, nhưng chưa có mô hình trung tâm quy mô lớn như mô hình đang được đề xuất tại Việt Nam. Điều này cho thấy rằng chúng ta đang tiến hướng một hướng đi mới, và việc nghiên cứu cần xem xét cẩn thận để lựa chọn mô hình phù hợp nhất. 

Dưới góc nhìn doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Hậu – Tổng Giám đốc Công ty Asean Holdings lấy ví dụ tại Trung Quốc, các giao dịch bất động sản trên thị trường thứ cấp cũng được thực hiện thông qua các sàn do tư nhân mở, không phải thông qua các sàn giao dịch bất động sản tập trung do nhà nước quản lý.

Với các dự án mới, việc giao dịch qua sàn được coi là bắt buộc để tăng tính pháp lý của dự án và liên kết dễ dàng với các ngân hàng khi cần giải ngân cho hồ sơ vay vốn mua bất động sản. Do có trách nhiệm liên đới với chủ đầu tư, các sàn giao dịch cũng cần nâng cao trách nhiệm thẩm định hồ sơ pháp lý và tài chính của chủ đầu tư để tư vấn cho khách hàng.

Từ cơ sở dữ liệu quốc gia, các ngân hàng cũng dễ dàng có cơ sở để quyết định cho người vay mua căn nhà thứ nhất hay thứ hai, bởi thường mua căn thứ hai sẽ có lãi suất cao hơn và đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe về tiền mặt.

>>Thời cơ mua nhà Hà Nội cuối năm

Tại Trung Quốc, đất đai cho các dự án nhà ở của các tỉnh thành hầu hết đều phải được đấu giá thông qua mạng lưới đấu giá công khai của nhà nước để đảm bảo tính minh bạch. Hệ thống cơ sở dữ liệu lớn về bất động sản và dữ liệu công dân ngày càng đồng bộ trên toàn quốc, giúp hỗ trợ các giao dịch bất động sản trở nên minh bạch hơn. 

Do đó, ông Hậu cho rằng, việc tạo trung tâm giao dịch quyền sử dụng đất của nhà nước có thể kết hợp với sàn giao dịch bất động sản của tư nhân là một phương án hợp lý.

Theo nhận định của các chuyên gia, việc thành lập một sàn giao dịch bất động sản là quyết định quan trọng và cần có thời gian cũng như quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng. Bởi giá trị tài sản của người dân Việt chiếm đến khoảng 70% là đất đai, tỉ trọng bất động sản trong nền kinh tế cũng rất lớn. Do vậy, sự thay đổi trong chính sách và cách thức thực hiện có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản và nền kinh tế tổng thể. Cho nên, việc nghiên cứu là điều cần thiết trước khi quyết định xây dựng một mô hình sàn giao dịch bất động sản.

Có thể bạn quan tâm

  • Công nghệ, môi giới bất động sản và sự xoay sở linh hoạt

    Công nghệ, môi giới bất động sản và sự xoay sở linh hoạt

    14:34, 28/10/2023

  • OneHousing và mục tiêu 10.000 môi giới bất động sản công nghệ vào năm 2024

    OneHousing và mục tiêu 10.000 môi giới bất động sản công nghệ vào năm 2024

    05:00, 28/10/2023

  • Bất động sản công nghiệp duy trì triển vọng tích cực

    Bất động sản công nghiệp duy trì triển vọng tích cực

    04:30, 28/10/2023

  • Tái cơ cấu sản phẩm bất động sản theo nhu cầu thực của thị trường

    Tái cơ cấu sản phẩm bất động sản theo nhu cầu thực của thị trường

    01:00, 28/10/2023

  • OneHousing ra mắt mạng lưới môi giới bất động sản công nghệ

    OneHousing ra mắt mạng lưới môi giới bất động sản công nghệ

    14:06, 27/10/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cân nhắc tích hợp sàn giao dịch đất đai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO