Cân nhắc việc ban hành Thông tư về việc tạm ngừng kinh doanh, tạm nhập

Diendandoanhnghiep.vn Theo VCCI, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc lại việc ban hành Thông tư về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch…

Trả lời Công văn số 6268/BCT-XNK ngày 08/10/2021 của Bộ Công Thương về việc đề nghị góp ý Dự thảo Thông tư quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch (Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, cân nhắc lại việc ban hành Thông tư này, ít nhất là trong tình trạng tình hình đã có thay đổi và chưa có đủ thông tin và số liệu thể hiện tính nghiêm trọng và nguy cơ của vấn đề này.

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc ban hành Thông tư này - Ảnh minh họa

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc ban hành Thông tư này - Ảnh minh họa

Theo VCCI, Dự thảo đang được soạn thảo nhằm tiếp nối các quy định tại Thông tư 44/2020/TT-BCT. Lý giải về cơ sở thực tế ban hành Thông tư 44/2020/TT-BCT tại Công văn số 5878/BCT-XNK năm 2020, Bộ Công Thương nhận định, có thông tin về việc một số doanh nghiệp đang lợi dụng chủ trương tạm nhập, tái xuất hàng hóa để buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp khẩu trang y tế và đồ bảo hộ lao động. Nguy cơ này xuất hiện trong tình hình dịch bệnh dẫn đến nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế và đồ bảo hộ y tế tăng cao.

Với cùng lý do đó, cơ quan soạn thảo tại công văn 6268/BCT-XNK năm 2021 cũng nhận định rằng, diễn biến dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, chưa thể sớm kiểm soát, vẫn tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp. Do vậy, Dự thảo tiếp tục sử dụng biện pháp tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng này.

Tuy nhiên, theo VCCI, cũng cần lưu ý rằng, việc ban hành các quy định trong Thông tư về tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang, găng tay y tế, trang phục phòng chống dịch là biện pháp can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

“Do vậy, trước khi ban hành, cơ quan soạn thảo cần đánh giá tác động một cách thận trọng dựa trên tình hình thực tế, trong đó có tính đến sự thay đổi của tình hình”, VCCI góp ý.

tính đến 05/2020, năng lực sản xuất khẩu trang y tế của Việt Nam ít nhất đạt khoảng 200 triệu/tháng - Ảnh minh họa

Tính đến 05/2020, năng lực sản xuất khẩu trang y tế của Việt Nam ít nhất đạt khoảng 200 triệu/tháng - Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, VCCI cũng cho rằng, buôn lậu, gian lận thương mại xảy ra với một mặt hàng nào đó xảy ra phụ thuộc vào lợi nhuận tiềm năng của mặt hàng đó tại một thời điểm nhất định. Một trong các yếu tố quan trọng quyết định tình trạng này là nhu cầu thị trường, đặc biệt là nếu có tình trạng khan hiếm mặt hàng đó, xem xét tình trạng thị trường khẩu trang năm 2021 sẽ nhận thấy có những thay đổi lớn so với năm 2020, như:

Cơ bản không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng diện rộng hoặc cục bộ trên thị trường do thiếu, khan hiếm hoặc ép hàng làm giá như năm 2020. Mặc dù có xảy ra tình trạng thiếu trang thiết bị (trong đó có khẩu trang, găng tay, trang phục chống dịch) trong các cơ quan phòng, chống dịch, nhưng đó không phải do việc thiếu hàng hóa trên thị trường. Quan sát các thông tin phản ánh trên báo chí cũng không thấy hiện tượng khan hiểm khẩu trang, găng tay y tế xuất hiện như năm 2020 nữa, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn ra cực kỳ phức tạp, lan rộng ra nhiều tỉnh thành phố.

Năng lực sản xuất khẩu trang, găng tay y tế đã được đảm bảo: tính đến 05/2020, năng lực sản xuất khẩu trang y tế của Việt Nam ít nhất đạt khoảng 200 triệu cái/tháng.

Tình hình của năm 2022, dù khó lường, nhưng đã được đảm bảo một phần nhờ việc tiêm chủng vắc-xin diện rộng. Thực tế, những tuần đầu mở cửa sau giãn cách đã không ghi nhận sự đột biến nào về số lượng người nhiễm COVID-19 mới;

“Như vậy, có cơ sở để cho rằng thị trường các mặt hàng này trong năm 2022 sẽ diễn biến không phức tạp như năm 2020, dẫn đến lợi nhuận – yếu tố thu hút hoạt động buôn lậu, chuyển tải bất hợp pháp có thể biến mất”, VCCI đánh giá.

Từ những phân tích đã nêu, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc lại việc ban hành Thông tư này, ít nhất là trong tình trạng tình hình đã có thay đổi và chưa có đủ thông tin và số liệu thể hiện tính nghiêm trọng và nguy cơ của vấn đề này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cân nhắc việc ban hành Thông tư về việc tạm ngừng kinh doanh, tạm nhập tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711703770 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711703770 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10