Sẽ đến lúc tại Việt Nam, thợ đào cá nhân sẽ không còn đủ năng lực và lợi nhuận để đào bitcoin nữa, lúc đó, người ta sẽ tự động ngừng mua máy đào loại tiền ảo này.
Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan vừa đề xuất tạm dừng nhập khẩu máy đào bitcoin, bởi bitcoin không được coi là tiền tệ và không phải là hình thức thanh toán hợp pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc cấm máy đào bitcoin hiện đang gặp một số vướng mắc vì hưa phân loại mã hồ sơ nhập khẩu để quản lý riêng.
Vì vậy, việc cơ quan chức năng cấm nhập máy đào bitcoin vừa không có hiệu quả kinh tế, vừa không ngăn chặn được việc thanh toán bằng bitcoin ở Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
15:00, 29/08/2018
01:28, 10/08/2018
11:00, 08/08/2018
13:00, 19/07/2018
Đào là việc dùng máy tính để giải một bài toán trong mạng bitcoin, nếu giải được sẽ được thưởng bằng đồng bitcoin. Trên lý thuyết, bạn có thể đào bằng bất cứ loại máy tính nào, kể cả điện thoại thông minh hay laptop. Nhưng vì các “bài toán bitcoin” càng ngày càng khó, cần năng lực xử lý ngày một lớn nên một số công ty đã ‘chế’ ra loại máy tính được tối ưu cho việc giải toán, để đào nhanh hơn, gọi là máy đào bitcoin.
Năng lực của máy đào càng mạnh thì khả năng có được bitcoin càng cao. Theo tính toán thống kê, năng lực đào của Việt Nam nhỏ hơn 0,05% năng lực thế giới. Tức dân đào Việt có khả năng kiếm được khoảng tối đa 0,05% số bitcoin chưa đào.
Bitcoin được sinh ra bởi thuật toán máy tính, có tối đa 21 triệu bitcoin. Hiện nay chỉ còn gần 3.667.000 bitcoin chưa đào. Như vậy, dân đào Việt chỉ có thể đào được tối đa khoảng hơn 1.800 Bitcoin, tổng giá trị thị trường là 260 tỷ đồng, rải rác trong 6 năm tới, tương đương mỗi năm là 42 tỷ đồng. Một con số quá bé để chúng ta ra hẳn 1 luật mới.
Hiện tại, “Bài toán bitcoin” đã trở nên quá khó, đòi hỏi một năng lực xử lý quá lớn, nên người ta dự đoán sau năm 2020 việc đào Bitcoin sẽ chỉ còn ở các "trang trại" đào khổng lồ nằm ở Trung Quốc, Georgia, Thụy Điển, Mỹ.