Góp ý về dự thảo Luật Quản lý thuế, Đại biểu Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) đã chỉ ra nhiều điểm cần làm rõ giúp đảm bảo công bằng cho người đóng thuế.
Theo ĐB Bình, Dự thảo Luật Quản lý thuế lần này tôi thấy có nhiều điểm mới và hoàn thiện hơn so với luật trước.
Thứ nhất, dự thảo luật lần này đã xây dựng các nguyên tắc rõ ràng về vấn đề quản lý thuế, quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế; Thứ hai, có một số khâu hành chính được quy định rất rõ ràng, từ khâu đăng ký, kê khai, ấn định thuế, nộp thuế, xử lý tiền nộp chậm, nợ đọng thuế.
Ngoài ra, luật lần này có một điểm rất mới là đã xây dựng thuế và hoá đơn thuế điện tử, giao dịch điện tử một cách công khai được quy định trong luật. Tiến tới cải cách hành chính và minh bạch hơn. Đặc biệt, luật lần này đã đả động đến việc quản lý thuế kinh doanh của khu vực kinh tế cá thể và hộ gia đình.
Theo ông Bình, dự thảo có đưa ra việc quản lý thuế, quản lý kế toán cho các doanh nghiệp siêu nhỏ để thu thuế. “Dự thảo luật lần này đã khắc phục, hoàn thiện được một số văn bản quy phạm pháp luật mà từ trước tới nay chưa thống nhất”.
Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, khảo sát, ông Bình đánh giá có một số điểm trong dự thảo luật này cần phải được làm rõ và bổ sung thêm.
Thứ nhất, các hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế cá thể và hộ gia đình. Theo ông Bình, dự thảo luật có đưa ra điều 104 quy định được pháp cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Tuy nhiên, ông Bình cho rằng, dự thảo vẫn chưa quy định rõ nếu doanh nghiệp siêu nhỏ không thuê dịch vụ kế toán thì thu thuế thế nào?
“Chúng ta vẫn hình thức là khoán với hàng triệu doanh nghiệp siêu nhỏ này mà thực chất gọi là siêu nhỏ do họ không thành lập doanh nghiệp chứ còn doanh thu của họ rất lớn và họ trốn thuế rất nhiêu. Cho nên ta thường nói câu là “dân giàu mà nước không mạnh” là vì lực lượng này không được quản lý, họ xuất hàng không có hoá đơn, không có cách nào thu thuế”, ông Bình nhấn mạnh. Ông Bình đặt câu hỏi nếu các doanh nghiệp siêu nhỏ không đồng ý thuê các dịch vụ kế toán thì sao? Vị đại biểu đoàn Hà Nội đánh giá, dự thảo luật lần này có tiến bộ, tuy nhiên vẫn không quản lý được triệt để nguồn thu của các doanh nghiệp siêu nhỏ và kinh tế hộ gia đình. Vì các doanh nghiệp siêu nhỏ và kinh tế hộ gia đình họ không thành lập doanh nghiệp, họ bán hàng hoá không có hoá đơn, chứng từ.
“Thà ta đưa vào pháp lệnh với tất cả các loại hàng hoá đều phải có hoá đơn, thì chúng ta mới quản lý được thuế. Chứ còn bây giờ chúng ta áp dụng hình thức thuế khoán mà không có quy định cụ thể thì sẽ thất thu lớn cho nguồn thu ngân sách và không triệt để trong luật lần này”, ông Bình nói.
Theo ông Bình, dự thảo luật có hoá đơn điện tử, có cơ sở dữ liệu và giao dịch điện tử rồi. Do đó, nên có quy định triệt để cho các kinh tế hộ gia đình là hàng hoá đều phải có hoá đơn.
Ông Bình cho rằng, việc các doanh nghiệp siêu nhỏ và kinh tế hộ gia đình có thành lập doanh nghiệp hay không có thể để sau, trước mắt phải buộc phải có hoá đơn hàng hoá thì mới có thể quản lý thuế được.
“Nếu doanh nghiệp nào áp dụng thuế khoán thì chúng ta phải có quy định cụ thể và phải được công khai minh bạch để kiểm soát thuế chứ không sẽ thất thoát thuế rất lớn”, ông Bình nói.
Bởi theo ông Bình, những doanh nghiệp các thể và hộ gia đình có doanh thu lớn, trong khi họ trốn thuế được nên giá cả sẽ thấp hơn, phá các doanh nghiệp có sản xuất ổn định mà có quy mô sản xuất, làm cho giá cả thị trường cạnh tranh không lành mạnh.
Ông Bình đề nghị, trong dự thảo luật nên nghiên cứu về việc này. “Nếu làm được điều này thì thu ngân sách sẽ rất lớn, sẽ khắc phục được những điểm yếu từ trước tới nay”.
Có thể bạn quan tâm
11:26, 08/11/2018
11:00, 19/09/2018
16:20, 18/09/2018
Vấn đề thứ 2, theo ông Bình, việc bình đẳng giữa cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế, đơn vị nộp thuế vẫn chưa rõ. Ví dụ như cơ quan nộp thuế, đơn vị nộp thuế hoặc người nộp thuế bị chậm thì sẽ bị phạt, tính phạt là bất khả xâm phạm. Nhưng theo ông Bình, có trường hợp tính thuế sai, gây cho người nộp thuế bị thiệt hại nhưng trong dự thảo luật lại không nói tới phương thức đền bù thiệt hại như thế nào, có bình đẳng hay không. Đặc biệt, theo ông Bình, một số quy định trong dự thảo luật còn hạn chế quy định này. Ví dụ điều 112 đã bỏ quy định xử phạt về pháp luật về thuế đối với cơ quan quản lý thuế và việc xử phạt đối với công chức quản lý thuế.
“Hình thức xử phạt hành chính đối với cơ quan quản lý thuế tính sai hay cố tình tính sai, áp dụng sai, công chức thuế có vi phạm thì bây giờ bỏ vi phạm đó đi khỏi luật. Trong đó, vẫn đề quy định vi phạm của đơn vị nộp thuế vẫn còn, những người quản lý thuế, những người thực thi công vụ thì lại bỏ”, ông Bình nói và cho rằng, cái này cần nghiên cứu và giải trình rõ.
Ông Bình đề nghị phải bình đẳng trong cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế. Người nộp thuế phải chấp hành pháp luật là phải nộp theo quy định và phải nộp phạt nếu nộp chậm. Tuy nhiên, nếu cơ quan quản lý thuế tính sai hoặc cố tình tính sai thì đơn vị nộp thuế, người nộp thuế cũng phải chịu trách nhiệm.