Cần thêm "vắc xin" chống "bệnh" thiếu trách nhiệm

Diendandoanhnghiep.vn Hàng loạt sai phạm về xây dựng tại các địa phương nhưng phần lớn khi cớ sự đã rồi mới bị phát hiện. Vậy trách nhiệm của lãnh đạo địa phương ở đâu khi vấn đề nổi lên?

Thời gian vừa qua, những công trình xây dựng vi phạm pháp luật cứ thường xuyên xuất hiện không còn là vấn đề mới đối với dư luận. Tuy nhiên, vấn nạn này đang xuất hiện một các nhanh dần đều và dày đặc khiến nhiều người quan ngại đế hệ thống pháp lý hiện nay. Liệu các đơn vị chủ đầu tư có đang thách thức pháp luật?

Trên thực tế, tại mỗi địa phương đều đề cử ra những cá nhân ưu tú, có đủ phẩm chất lãnh đạo để quản lý, đưa từng địa phương theo hướng ngày càng phát triển. Chính vì lẽ đó, những cá nhân này phải hướng việc phát triển tại mỗi địa phương bắt buộc phải tuân thủ đúng theo các trình tự của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của nhân dân cũng như hài hòa về kinh tế - xã hội. Đó mới chính là cốt lõi của sự phát triển.

Thế nhưng, việc các công trình sai phạm, “vượt mặt” chính quyền xuất hiện ngày càng nhiều khiến dư luận hoài nghi về năng lực quản lý của lãnh đạo địa phương. Trong đó, nhiều câu hỏi đặt ra vì sao doanh nghiệp có thể “tung hoành” được như vậy? Phải chăng đã có sự “liên kết ngầm” giữa những người quản lý và doanh nghiệp?

500 ngôi nhà xây trái phép tại huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) đến khi sắp hoàn thiện mới bị phát hiện. (Ảnh MXH)

488 ngôi nhà xây trái phép tại huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) đến khi sắp hoàn thiện mới bị phát hiện. (Ảnh SG247)

Những ngày qua, dư luận xôn xao khi tại tỉnh Đồng Nai liên tiếp xuất hiện các công trình sai phạm. Đặc biệt, trong đó có dự án liên quan đến 488 ngôi nhà sai phép tại khu dân cư Tân Thịnh (xã Đồi 61, huyện Trảng Bom) lại càng nóng. Bởi lẽ, với số lượng nhà lớn như vậy chính quyền địa phương không thể nào không biết được. Hoặc rằng biết đấy nhưng vẫn làm ngơ!

Hay tại huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), một điểm dừng chân sừng sững mọc lên giữa núi đồi gây phản cảm. Sau nhiều cuộc họp tìm phương án xử lý, từ dở bỏ cho đến thay đổi cấu trúc. Đến hiện tại ngôi nhà vẫn nguyên vẹn đó, chỉ có khác mỗi màu sơn.

Như vậy việc quản lý, xử lý sai phạm tại các đja phương đã được triển khai quyết liệt hay chưa? Hay rằng để đấy, rồi cùng nhau họp “tìm phương án” để tháo gỡ, rồi xoay chuyển để tìm cách thay đổi, để hợp thức hóa.

Sau nhiều sự việc vỡ lẽ, có lẽ rằng chúng ta cần phải gióng lên hồi chuông báo động về năng lực, trách nhiệm quản lý của từng địa phương. Trong đó, việc quy trách nhiệm cho từng cá nhân cần được quán triệt một cách quyết liệt. Để từ đó mới có thể thực hiện đúng quy trình sai ở đâu sửa ở đó, không kéo dài, không tiêu cực.

Nếu như kỷ cương không nghiêm, việc xử lý các sai phạm không triệt để sẽ dẫn đến hệ lụy đối với xã hội. Hiển nhiên sẽ có thêm nhiều công trình sai phép, những dự án “chui” gây nhức nhói trong cộng đồng. Ấy là còn chưa kể những tác động về môi trường, ảnh hưởng đến sinh thái,... mà các dự án sai phép mang lại.

Để thắt chặt hơn nữa sợi dây quản lý, đi đầu phải là những lãnh đạo ưu tú của từng địa phương. Cần nhiều hơn nữa sự chính trực, cương quyết trong việc kiểm định, đóng dấu đồng ý các dự án. Ngoài ra, cũng cần theo dõi tiến độ thi công dự án, quy trình triển khai các công đoạn thực hiện. Bởi, địa phương chính là đơn vị giám sát chủ lực đối với mỗi công trình.

Nếu như kỷ cương không nghiêm, việc xử lý các sai phạm không triệt để sẽ dẫn đến hệ lụy đối với xã hội. (Ảnh minh họa)

Nếu như kỷ cương không nghiêm, việc xử lý các sai phạm không triệt để sẽ dẫn đến hệ lụy đối với xã hội. (Ảnh minh họa)

Đừng để người dân mãi đặt cao hỏi rằng vì sao lực lượng cán bộ tại địa phương dày đặc như thế lại không thể thấy được những công trình sai phạm với quy mô tầm cơ lớn như thế? Mà trong khi những vi phạm mang tính cá nhân nhỏ lẽ thì lại nắm rất kỹ, rất chặt và xử lý rất gắt gao.

Từ đó dẫn đến mất lòng tin trong nhân dân về năng lực của những vị lãnh đạo, về tính minh bạch trong công việc của hệ thống chính trị tại địa phương. Đặc biệt, nhân dân luôn hoài nghi đến việc “đi đêm” giữa doanh nghiệp và chính quyền.

Vì thế, vấn đề trách nhiệm luôn được đặt lên hàng đầu trong mỗi sự việc. Để nhận thức rằng, trước, trong và sau các sự việc đều có thể giải quyết các tồn đọng. Hơn hết, những sai phạm đều có người chịu trách nhiệm và bị xử lý.

Việc xử lý triệt để các sai phạm tại địa phương chính là liều thuốc tốt nhất trong việc khôi phục lòng tin của nhân dân với chính quyền. Đừng để khi mọi sự đã rồi, các cuộc họp, hội thảo lại được tổ chức liên hồi để tìm hướng tháo gỡ.  Như thế chính là đang thỏa hiệp với sai phạm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần thêm "vắc xin" chống "bệnh" thiếu trách nhiệm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714086628 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714086628 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10