Cần triệt tiêu tư tưởng “quan phụ mẫu”

Diendandoanhnghiep.vn Phải thay đổi và hiểu đúng bản chất cán bộ là công bộc của dân, phục vụ dân, chứ không phải là "quan phụ mẫu".

"Lúc này, ông Vinh đứng dậy tát vào mặt tôi. Không có chuyện ông ấy vô tình hay gạt tay trúng mặt như ông ấy kể lại với một số người. Tất cả người dân và đồng nghiệp tôi đều chứng kiến toàn bộ sự việc. Tôi chỉ muốn nói ra sự thật!"

Nữ cán bộ y tế Phạm Thị Loanp/- TTYT Sơn Trà, Đà Nẵng

Nữ cán bộ y tế Phạm Thị Loan - TTYT Sơn Trà, Đà Nẵng. Ảnh: Vietnamnet

Đó là lời trần tình của nữ cán bộ y tế Phạm Thị Loan  - TTYT Sơn Trà, Đà Nẵng xung quanh vụ Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP Đà Nẵng “gạt tay” vào mặt mình tại điểm lấy mẫu xét nghiệm ở một khu chung cư thuộc Nại Hưng 2 + Habour vila ở đường Khúc Hạo (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà) vào sáng 1/8 vừa qua.

Mới đây, ông Trần Vinh đã có thư xin lỗi chị Phạm Thị Loan. Điều đáng nói ở đây là lời xin lỗi lần thứ 2, nhưng lời xin lỗi đó chưa đủ để xoa dịu dư luận bởi thái độ trịch thượng đó đã để lại sự phẫn nộ, bức xúc trong dư luận những ngày qua.

Nói như vậy bởi vì khi sự việc xảy ra, chiều cùng ngày ông đã xin lỗi, nhưng khi thông tin trên báo chí sau đó, ông Trần Vinh lại nói ông đến địa điểm lấy mẫu và xếp hàng chờ. Trong lúc chờ lấy mẫu, ông quan sát và cho rằng nhân viên y tế “làm việc sơ sài, lấy mẫu nhanh” và sự việc chỉ là một cái gạt tay.

Dưới góc độ tâm lý học, việc một ai đó tức thời có thái độ, hành vi ứng xử nông nổi, thiếu chín chắn trước những tình huống gây khó chịu cho mình, cũng dễ bề cảm thông. Nhưng sự cảm thông này chỉ dành cho những công dân bình thường. Còn đối với cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức có quyền, có trình độ và đã trải qua rèn luyện thực tiễn, nhưng lại phát ngôn không đúng, thái độ hành động quan cách khiến người dân bị tổn thương, lại là điều rất đáng trách.

Phường Nại Hiên Đông nơi xảy ra sự việc đang được cách ly y tế, phong tỏa để phòng chống dịch COVID-19.

Phường Nại Hiên Đông nơi xảy ra sự việc đang được cách ly y tế, phong tỏa để phòng chống dịch COVID-19. Ảnh Tiền phong.

Thật ra, câu chuyện xảy ra ở Đà Nẵng lần này không phải là hiện tượng cá biệt. Dư luận đã nhiều lần lên tiếng về một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn có thái độ quan cách, cửa quyền, hách dịch khi tiếp xúc, giải quyết công việc cho người dân.

Nói cách khách, đây là tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên “độc đoán, lên mặt làm quan cách mạng. Những biểu hiện đó đều có căn nguyên sâu xa là một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn để cho thói gia trưởng ngự trị trong tư tưởng, thái độ và hành vi ứng xử.

Liên quan đến vấn đề này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng chỉ rõ: “Một số người có chức có quyền giữ tác phong quan cách, gia trưởng, phụ trách địa phương nào, đơn vị nào thì như một “ông vua con” ở đấy và: “Có thái độ coi thường quần chúng, không lắng nghe ý kiến người lao động, chèn ép quần chúng”.

Có thể nói, sống trong một xã hội cởi mở, trình độ dân trí ngày càng cao, tinh thần dân chủ được coi trọng, thì đương nhiên cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ có chức có quyền cần phải có tư duy hành xử nhân văn, tác phong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành khoa học, vì sự phát triển tiến bộ của tổ chức, cơ quan, đơn vị; vì cuộc sống yên lành, hạnh phúc của nhân dân.

Theo đó, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức được quy định là “công bộc của dân” và cần thực hiện phương châm “4 xin”, “4 luôn”. Nếu thực hiện, duy trì tốt sẽ tăng vị thế trong con mắt người dân, tăng thêm tình cảm, niềm tin của nhân dân đối với những người thực thi, thừa hành công vụ.

Tất nhiên, người dân, dư luận có quyền được yêu cầu đó bởi vì, cán bộ, công chức thời nay là những người được nhân dân ủy thác quyền lực của mình để làm việc cho dân. Thế nên họ phải có bổn phận, trách nhiệm phục vụ nhân dân. Một chính quyền của dân, do dân, vì dân thì nhất thiết phải lấy mục tiêu phục vụ và bảo đảm lợi ích tối cao cho dân.

Nên nhớ, vì dân đang đóng thuế để trả lương cho công bộc, nên công bộc phục vụ thế nào, chứ không có chuyện “đầy tớ” lại quát “ông chủ” hoặc quát dân. Điều này cũng có nghĩa, chốn quan trường “ăn lộc vua, hưởng lộc nước” mà lại đi đứng nghênh ngang, coi mình như “quan phụ mẫu”, là cha mẹ của dân, có suy nghĩ, ta ngồi đây, ta có quyền ban phát… thì đó là một điều không thể chấp nhận được.

Chính vì vậy, phải bắt đầu từ nhận thức, phải thay đổi nhận thức ta là công bộc của dân, ta phải phục vụ dân. Phải triệt tiêu tư tưởng quan cách mạng, tự coi mình như “quan phụ mẫu” trong mỗi cán bộ công chức hiện nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần triệt tiêu tư tưởng “quan phụ mẫu” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714081693 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714081693 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10