Cẩn trọng “Con đường Tơ lụa Y tế”

TRƯƠNG TRÀ - MINH CHÂU 10/07/2021 05:00

Chiến lược ngoại giao vaccine của Trung Quốc được gọi là “Con đường Tơ lụa Y tế”, được đẩy mạnh vào năm 2020 khi dịch bệnh COVID-19 lây lan toàn cầu.

Trung Quốc đàm phán đi kèm thỏa thuận thương mại và chính trị, chứ không cung cấp miễn phí vaccine và các vật dụng y tế.

 500.000 liều vaccine COVID-19 Vero Cell của Sinopharm (Trung Quốc) đã được chuyển về Việt Nam.

500.000 liều vaccine COVID-19 Vero Cell của Sinopharm (Trung Quốc) đã được chuyển về Việt Nam.

Lấp chỗ trống BRI

Hai năm nay, hàng tỷ chiếc khẩu trang, hàng trăm triệu liều vaccine COVID-19 của Trung Quốc đã được phân phối tới 120 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trung Quốc nổi lên như một cường quốc đầy trách nhiệm trong việc chống lại đại dịch này.

Các vật tư y tế Trung Quốc “đi” theo sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), một nhánh xuống Đông Nam Á với lô hàng 100 triệu liều; nhánh còn lại tiến về phía Tây, từ Mông Cổ, Pakistan, đến toàn vùng Nam Á, qua Trung và Đông Âu. Kế hoạch của Trung Quốc còn mở rộng sang Mỹ Latin, Châu Phi.

Theo báo cáo của Think Global Health được công bố hồi tháng 4 vừa qua, trong số 56 quốc gia mà Trung Quốc cam kết cung cấp vaccine, chỉ có một nước không là thành viên BRI- cho thấy tham gia BRI là một điều kiện tiên quyết để nhận vaccine từ Trung Quốc.

Được biết, sau khi cung cấp vaccine cho các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Trung Quốc đã thỏa thuận xây dựng một nhà máy dược phẩm tại UAE để sản xuất dược phẩm, vaccine cung ứng cho cả khu vực Trung Đông.

Vấp phải rào cản

Con đường Tơ lụa Y tế song trùng với BRI, cho thấy mục đích cuối cùng mà Bắc Kinh hướng đến là những vùng đất có vai trò địa kinh tế- chính trị sau khi mục tiêu này gần như đổ vỡ vì “đối tác” lần lượt vỡ nợ.

Trung Quốc không còn “dấu mình chờ thời” vì thời cơ đã đến, họ muốn khẳng định với thế giới rằng họ hoàn toàn đủ sức thay Mỹ và phương Tây gánh vác và giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Tuy nhiên, TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình nghiên cứu chiến lược Mekong-Trung Quốc (MCSS) thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, chiến dịch ngoại giao vaccine của Trung Quốc đã và đang vấp phải nhiều hoài nghi.

Thứ nhất, truyền thông thế giới hoàn toàn “vắng bóng” trong việc đề cao sự kịp thời của vaccine Trung Quốc.

Thứ hai, chiến lược ngoại giao vaccine của Trung Quốc được đánh giá không đạt mức độ hiệu quả cao như vaccine của Pfizer và Moderna- hai hãng dược phẩm của Mỹ. Do đó, các quốc gia có tiềm lực tài chính tốt khá dè dặt và không tin tưởng sử dụng vaccine của Trung Quốc.

Thứ ba, trở ngại lớn nhất nằm ở vấn đề về logistics khi Trung Quốc không thể đảm bảo các yếu tố về vận chuyển, bảo quản và thời gian tiêm chủng. Ngoài ra, Trung Quốc đang gặp bất lợi khi các quốc gia sẽ dần muốn được chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine.

Đặc biệt, Mỹ đã chớp lấy cơ hội từ những điểm yếu nói trên của vaccine Trung Quốc để đập tan ý đồ của quốc gia này khi từ đầu tháng 5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Biden khẳng định sẽ cung cấp miễn phí 500 triệu liều AstraZeneca cho thế giới.

Có thể bạn quan tâm

  • Trung Quốc: Nguy cơ đổ vỡ kế hoạch “ngoại giao vaccine”

    10:35, 13/04/2021

  • Trung Quốc và tham vọng bá chủ nhìn từ chiến lược ngoại giao vaccine

    06:00, 07/04/2021

  • Đằng sau chính sách "ngoại giao vaccine" của Trung Quốc (Bài 1)

    05:43, 20/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cẩn trọng “Con đường Tơ lụa Y tế”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO