Cảnh báo nguy cơ tái bùng dịch COVID-19 toàn cầu

Diendandoanhnghiep.vn Việc hàng loạt quốc gia chứng kiến đại dịch COVID-19 tái bùng phát đã làm gia tăng lo ngại về một đợt dịch mới trên toàn cầu trong thời gian tới.

Vương quốc Anh đang chứng kiến số ca nhiễm mới COVID-19 tăng trở lại

Vương quốc Anh đang chứng kiến số ca nhiễm mới COVID-19 tăng trở lại

Các đợt bùng phát dịch COVID-19 mạnh mẽ diễn ra đồng thời ở nhiều khu vực từ Tây Âu, Đông Âu, cho tới châu Á - Thái Bình Dương. Cụ thể, nhà chức trách Nga ngày 19/10 thông báo ghi nhận 33.740 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ. Số người chết vì dịch bệnh là 1.015, cao kỷ lục kể từ khi đại dịch bùng phát.

Lúc này, làn sóng dịch bệnh thứ tư đang tấn công Nga. Các chuyên gia tin rằng tình hình dịch bệnh thực tế tại Nga có thể tồi tệ hơn so với thống kê chính thức. Giới chức Nga cho biết các bệnh viện đang nhanh chóng kín chỗ. Ông Denis Protsenko, một quan chức Bộ Y tế Nga, hôm 14/10 miêu tả tình hình đang ở rất gần ngưỡng "nguy cấp" trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng rơi vào bế tắc.

Trong khi đó, Anh ghi nhận 49.156 ca mắc COVID-19 trong ngày cao nhất kể từ hôm 17/7. Số ca mắc COVID-19 mới ở Anh đã tăng 16% sau một tuần. Dự kiến số ca mắc mới có thể bùng nổ trong mùa đông này, đặc biệt sau các ngày lễ lớn.

Tại châu Úc, New Zealand ghi nhận 94 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, cao nhất kể từ đầu đại dịch. Số ca nhiễm COVID-19 ở New Zealand dự kiến tiếp tục tăng trong những tuần tới. Mới đây, Trung Quốc, một chùm 20 ca bệnh mới đã được phát hiện có liên quan đến hai người từ Thượng Hải. Các ca bệnh trong chùm lây nhiễm mới nằm rải rác ở các tỉnh Cam Túc, Nội Mông, Thiểm Tây, Hồ Nam.

Đợt bùng phát này tại Trung Quốc được cho là có nguy cơ lan rộng hơn nữa. Ca nhiễm mới nhất liên quan tới cụm dịch này vừa được phát hiện ở thủ đô Bắc Kinh ngày 19/10. Đây cũng là ca nhiễm cộng đồng đầu tiên ở Bắc Kinh kể từ tháng 8/2021.

Theo các chuyên gia, chiến dịch tiêm chủng chậm và không hiệu quả đã dẫn đến việc Nga và nhiều nước châu Âu tái bùng dịch. Mối ngờ vực hiệu quả vaccine phòng COVID-19 là lý do chính khiến mới chỉ 1/3 dân số Nga tiêm chủng đầy đủ, dù quốc gia này đã phát triển thành công vaccine Sputnik V và tiêm miễn phí cho người dân. 

"Một số người dân không đặt niềm tin vào chính phủ và đây là những người bài xích vaccine mạnh mẽ nhất", ông Denis Volkov, Giám đốc Trung tâm Levada, cơ quan thăm dò dư luận độc lập của Nga cho biết thêm. Vào tháng 8, một cuộc thăm dò do cơ quan này thực hiện cũng cho thấy 52% người dân Nga không quan tâm đến tiêm chủng. 

Thêm vào đó, Chính phủ Nga vẫn áp đặt ít biện pháp hạn chế, cùng việc thiếu dữ liệu minh bạch về dịch bệnh càng ảnh hưởng tới niềm tin của công chúng. Ông Volkov, Giám đốc Trung tâm Levada, thái độ quá bình tĩnh ban đầu của chính phủ trước đại dịch đã tạo ra tâm lý bàng quan trước COVID-19 với người dân Nga.

Tương tự, Bulgaria, quốc gia đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh tăng mạnh từ đầu tháng 9 cũng chứng kiến tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp khi chỉ 24% người trưởng thành Bulgaria đã tiêm đủ liều vaccine, so với tỷ lệ trung bình trên khắp EU là 74% do phần lớn người dân nước này không tin vào hiệu quả của vaccine.

Người dân Nga vẫn thờ ơ với các biện pháp phòng dịch của chính phủ

Người dân Nga vẫn thờ ơ với các biện pháp phòng dịch của chính phủ

Chính vì vậy, ông Jerome Kim, Tổng giám đốc Viện Vaccine Quốc tế đã cảnh báo vào thời điểm mùa đông sắp tới, đại dịch có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ hơn nữa, vì còn quá nhiều quốc gia, quá nhiều người chưa được tiêm phòng. Thậm chí, ở những nước có tỷ lệ chủng ngừa cao cũng có những nhóm cộng đồng chưa tiêm vaccine.  

Đồng quan điểm, nhà khoa học Ed Yong đánh giá: "COVID-19 và các đại dịch trong tương lai sẽ có khả năng xảy ra nhiều hơn khi dân số toàn cầu tăng lên, khí hậu thay đổi và môi trường tự nhiên của động vật hoang dã bị xâm chiếm. Các biến chủng mới của nCoV vẫn có thể xuất hiện dù nhiều khu vực có độ phủ vaccine cao". Ông cũng nói thêm rằng nếu các quốc gia không đẩy nhanh việc tiêm chủng diện rộng và thực thi các biện pháp phong tỏa cần thiết, nguy cơ đại dịch mới xảy ra song song với COVID-19 hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, các quốc gia cần tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng vaccine tại những nơi có tỷ lệ tiêm thấp để hạn chế sự lây lan. Cùng với đó, các biện pháp hạn chế lây nhiễm một cách hiệu quả vẫn cần được thực hiện như đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên khi đến nơi công cộng.

Mặt khác, việc áp dụng các biện pháp công nghệ trong theo dõi, truy vết sự lây lan của dịch bệnh sẽ giúp các quốc gia đối phó tốt hơn cho làn sóng dịch tiếp theo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cảnh báo nguy cơ tái bùng dịch COVID-19 toàn cầu tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713305892 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713305892 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10