Xem chừng, COVID tuy khiến nhân loại phân mảnh, xa cách nhưng xu thế hiện tại đang âm thầm gom tất cả vào con chip nhỏ xíu.
>>Ai đang điều khiển chúng ta?
Nếu như trước đây vấn đề số hóa và chuyển đổi số chỉ là đề mục phụ trong các chương trình nghị sự về kinh tế. Thì nay, chính mâu thuẫn nội tại của cấu trúc kinh tế và ảnh hưởng bởi ngoại lực dịch bệnh COVID-19 đã chính thức minh định: Kinh tế số là lối thoát hiểm duy nhất.
Nhiều thương hiệu khản cổ mời gọi khách trải nghiệm shopping trực tuyến nhưng “thiên tính bẩm sinh” vẫn thích trải nghiệm thực tế hơn khi mua sắm. Và đột nhiên COVID-19 không cho phép chúng ta thoải mái ra ngoài, tập trung trong các siêu thị truyền thống.
Trên nền tảng số có sẵn: Bùng nổ thiết bị thông minh, tốc độ đường truyền lên đến 4G, 5G,…là điều kiện tuyệt vời để chuyển đổi số diễn ra mượt mà. Unilever đã tận dụng tối đa AI và IoT để truyền thông đến từng khách hàng.
Bằng dữ liệu khổng lồ sẵn có, thuật toán AI của Unilever giải quyết tốt 3 câu hỏi trong marketing: Ai? Khi nào? Ở đâu? Từ đó đưa ra thông điệp “1-1” trang trọng như cách đại diện tập đoàn đang nói chuyện với riêng bạn.
AI Grapeshot - một sản phẩm tinh túy của Oracle cho phép đưa ra các dự đoán về sự kiện sắp diễn ra với từng cá nhân hoặc nhóm khách hàng. Unilever đã quảng cáo dầu gội Clear Men theo cách như vậy.
Hãng dược - mỹ phẩm này còn tạo ra chatbox cho dòng sản phẩm PS nhắc nhở bé chải răng mỗi ngày, xem chừng rất thân thiện nhưng sự ngỗ nghịch của trẻ thơ là nguồn thu nhập bất tận.
Chuyển đổi đổi số mang lại quyền lực toàn năng cho kinh doanh, nhưng rủi ro đổi lại không hề nhỏ. Với quảng cáo truyền thống, khách hàng có thể không hài lòng vẫn phải xem, với quảng cáo số antifan có thể khiến cho nhãn hàng nào đó biến mất vĩnh viễn khỏi tầm mắt.
Rủi ro này đang được các nhà lập trình tìm cách giải quyết, chỉ có một cách duy nhất là thu thập càng nhiều dữ liệu càng tốt - như thế là tư bản dữ liệu xuất hiện, xung đột lợi ích với các chính phủ, xâm phạm đến quyền tự do cá nhân.
>>Khi nào Facebook sập mãi mãi?
Có thể nói kinh tế số sẽ trở nên phổ biến vào thời hậu COVID, thông qua cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cũng như những lần trước, mỗi cuộc cách mạng công nghiệp chỉ giúp vài quốc gia lọt vào danh sách hùng cường thịnh vượng.
Lần này cũng không ngoại lệ, nước nào nắm được công nghệ lõi, mã nguồn ứng dụng phổ biến, tài nguyên vật chất của kinh tế số sẽ có lợi thế ban đầu. Chiểu theo điều kiện này Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phần Lan, Hà Lan, Đức đang nắm trong tay bí quyết. Vậy, các quốc gia còn lại sẽ đi về đâu?
Không đi đâu cả ngoài con đường cái quan đã mở ra. Vấn đề là càng đi vào tốp trước càng có nhiều cơ hội, càng lùi vào nhóm sau càng dễ rơi vào tình trạng lệ thuộc.
Những cuộc giải phóng dân tộc lần trước chỉ đối đầu với súng đạn, nhưng lần này kẻ địch vô hình, trong một cuộc chiến phi truyền thống, xâm nhập vào từng cá nhân công dân, rất khó để thoát ra.
Ví dụ, một ngày đẹp trời nào đó Facebook tuyên bố ngưng cung cấp dịch vụ với quốc gia nào đó - nghĩa là hệ sinh thái kinh tế số, giao tiếp, kết nối, tin tức ở quốc gia ấy sụp đổ.
Cách Unilever quảng cáo sản phẩm - như kiểu “đi guốc trong bụng” khách hàng, AI lấy dữ liệu từ ta và cài đặt trở lại não bộ ta thói quen, hành vi tiêu dùng mới, được đằng chân nhảy lên đằng đầu.
Vấn đề lớn hơn nữa là Facebook đã có trong tay dữ liệu cá nhân, họ chỉ cần “sai khiến” AI làm thay nhiệm vụ tấn công, phá hủy mục tiêu bằng vài cú click chuột ở đâu đó không ai biết!
Xem chừng, COVID tuy khiến nhân loại phân mảnh, xa cách nhưng xu thế hiện tại đang âm thầm gom thế giới vào con chip nhỏ xíu. Không ngẫu nhiên mà các cường quốc điên cuồng chạy đua để kiểm soát ngành công nghiệp bán dẫn!
Còn tiếp…
Có thể bạn quan tâm