Trong quá trình kinh tế này một số ít quốc gia học hỏi thành công kỹ nghệ phương Tây và trở nên giàu có, còn lại chủ yếu bán khoáng sản thô và lao động giá rẻ.
>>Cánh cửa bên hông COVID-19 (Bài 1)
COVID-19 khiến quá trình kinh tế bị đảo lộn - vấn đề được bàn luận sôi nổi nhất là chuỗi cung ứng dựa trên 3 khâu là “sản xuất - phân phối - tiêu dùng”. Trong từng khâu còn có chuỗi của riêng nó.
Ví dụ, khâu sản xuất bao gồm nguyên, nhiên, vật liệu, nhà xưởng,..; khâu phân phối gồm có hạ tầng giao thông, phương tiện, logictics; khâu tiêu dùng gồm có các kênh bán hàng, bộ phận quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
Sở dĩ, các quốc gia phương Tây phát động toàn cầu hóa là vì họ cần nguồn nguyên liệu để vận hành nền kinh tế và cần thị trường tiêu thụ sản phẩm làm ra. Biểu hiện bằng các cuộc xâm lược thuộc địa từ giữa thế kỷ 19.
Sau thế chiến thứ 2, hàng loạt quốc gia Á, Phi, Mỹ Latin giành độc lập, phe tư bản lại phát động làn sóng đầu tư, hợp tác, viện trợ, tài trợ,... sâu xa hiện tượng này là tận dụng tài nguyên, lao động giá rẻ để gia tăng sức cạnh tranh.
Chuỗi cung ứng hiện đại có nguồn gốc từ đây, chẳng hạn Apple đặt nhà máy ở Trung Quốc, sử dụng nhân công giá rẻ và linh kiện đến từ hàng chục quốc gia với hàng trăm nhà sản xuất phụ trợ. Chiếc điện thoại Iphone là biểu hiện đặc sắc nhất của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo đó, những sản phẩm càng tinh xảo thì chuỗi cung ứng càng rộng. Trong quá trình kinh tế này một số ít quốc gia học hỏi thành công kỹ nghệ phương Tây và trở nên giàu có, còn lại chủ yếu bán khoáng sản thô và lao động giá rẻ.
Dịch bệnh COVID-19 xuất hiện, cộng hưởng với xu hướng đơn phương hóa đã tác động xấu lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Ví dụ, cách chống dịch đặc sắc Trung Quốc không cho phép các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động thông suốt, Apple đã hoãn kế hoạch ra mắt sản phẩm mới nhất.
Do xung đột thương mại, công nghệ mà Trung Quốc ngưng xuất khẩu đất hiếm - thành phần chủ đạo sản xuất con chip khiến ngành công nghiệp điện từ, ô tô cắt giảm công suất hàng loạt.
Hàng loạt nền kinh tế phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu và gia công xuất khẩu như Việt Nam gặp khó khăn. Hơn thế nữa, mâu thuẫn giữa “công xưởng thế giới” với quốc gia sở hữu công nghệ nguồn lớn nhất là Mỹ không thể giải hòa!
>>Cánh cửa bên hông COVID-19 (Bài 2)
Thực tế này đòi hỏi xây dựng lại chuỗi cung ứng mới. Nghĩa là các doanh nghiệp phương Tây tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu, lao động khác ngoài Trung Quốc.
Mỹ và châu Âu ra cam kết hợp tác hệ giá trị công nghệ riêng, không Trung Quốc; Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đầu tư hàng nghìn tỷ USD tự sản xuất chip mà không cần đến Trung Quốc.
Mới đây, các phụ tá của Tổng thống Joe Biden đã đến Đông Nam Á xúc tiến khung khổ “cam kết mạnh” trên 3 lĩnh vực: kiểm soát thương mại, kiểm soát xuất khẩu và trí tuệ nhân tạo.
Trung Quốc sau khi bị Mỹ cấm tiếp cận công nghệ đã vạch ra kế hoạch “tuần hoàn kép”, sử dụng nội lực, huy động tài nguyên trong nước để tự chủ chế tạo chip dưới 5nm.
Bên cạnh đó, dịch bệnh đặt ra thách thức với chuỗi cung ứng đường dài, ví dụ, mua vải ở Trung Quốc, cắt may ở Việt Nam và bán áo quần ở Mỹ, châu Âu. Quá trình này mất nhiều thời gian, ẩn chứa nhiều rủi ro nếu như ổ dịch bùng phát; xung đột vũ trang cục bộ xảy ra.
Bài toán mới là dịch chuyển các công đoạn lại gần nhau, tập trung hóa sản xuất thành phẩm ở một quốc gia hoặc một số quốc gia - cùng có chung một khung khổ pháp lý đầu tư, thương mại.
Nhìn ở góc độ này, những Hiệp định Thương mại hiện nay đủ sức giải quyết vấn đề. Ví dụ, mục 3.2 phần Quy tắc xuất xứ của RCEP quy định: có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên; hoặc được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên; hoặc được sản xuất tại một nước thành viên có sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ nhưng đáp ứng quy định.
Cú dịch chuyển lần này cũng làm thay đổi cấu trúc các mối quan hệ quốc tế, một số quốc gia không còn được xem là quan trọng - và một số quốc gia có cơ hội thế chỗ.
Còn tiếp…
Có thể bạn quan tâm