Chậm trễ, lãng phí, ai chịu trách nhiệm?

Diendandoanhnghiep.vn Sự chậm trễ trong triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia cũng chính là lãng phí.

>>Cần kiểm tra lại "sức khoẻ" các tập đoàn lớn

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh tại phiên thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2022, ngày 25/5.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương (bên phải). Ảnh: Nguyễn Việt

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương (bên phải). Ảnh: Nguyễn Việt

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá, đây là 3 chương trình rất quan trọng, có tác động lớn đến đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng nhưng đến nay vẫn loay hoay việc phân bổ vốn. Sự chậm trễ trong triển khai chính là lãng phí.

“Chính phủ phải làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan. Đã chậm rồi thì phải làm cho nhanh, nhưng làm nhanh theo cách nào, không được nhanh mà sai chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước", Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nói.

Toàn cảnh phiên họp tổ. Ảnh: Nguyễn Việt

Toàn cảnh phiên họp tổ. Ảnh: Nguyễn Việt

Đại biểu Quốc hội Lê Kim Toàn (Bình Định) đặt câu hỏi, phải chăng do thủ tục quá kỹ, quá nặng nề nên triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm? 

Điển hình, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã chậm 2 năm. Hai chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới chậm hơn 1 năm.

>>Dự án đường Hồ Chí Minh: Phân bổ nguồn vốn để hoàn thành phần dở dang

Đại biểu Quốc hội Lê Kim Toàn (Bình Định).

Đại biểu Quốc hội Lê Kim Toàn (Bình Định).

“Như vậy, chỉ còn khoảng 3 năm thực hiện thì liệu có bảo đảm hiệu quả như mục tiêu Chương trình đề ra?”, đại biểu Lê Kim Toàn bày tỏ và đồng thời đề nghị Chính phủ phải thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá và rút kinh nghiệm.

Nêu ý kiến về việc Chính phủ cần tiếp tục giải quyết kịp thời những vấn đề “nóng”, nổi lên trong xã hội thời gian qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga (Hà Nam) đề nghị, Chính phủ cần quan tâm giải quyết tình trạng nông sản ùn ứ tại các cửa khẩu.

Đây không phải là lần đầu tiên có tình trạng ùn ứ xảy ra. Do đó, nên có giải pháp căn cơ, ngoài chuyển sang xuất khẩu chính ngạch, thì con đường xuất khẩu theo đường tiểu ngạch như thế nào?

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cũng đề nghị Chính phủ chú trọng xử lý câu chuyện thao túng giá của thị trường chứng khoán, đặc biệt trong thời gian qua thị trường chứng khoán tăng trưởng thiếu ổn định và không bền vững.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga (Hà Nam).

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga (Hà Nam).

“Hay tình trạng rủi ro trái phiếu doanh nghiệp, tình trạng đẩy giá đất lên cao, đầu cơ đất, bất ổn thị trường bất động sản. Câu chuyện khiếu nại tố cáo về đất đai tăng cao, cần tăng cường vai trò của Tòa hành chính trong giải quyết khiếu nại đất đai trong thời gian tới”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nói.

Đánh giá về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021, đại biểu Quốc hội Thái Quỳnh Mai Dung (Vĩnh Phúc) cho biết, trong 2 năm chống dịch Covid-19, đặc biệt năm 2021 khi làn sóng dịch lần thứ 4 bùng phát khắc nghiệt thì tại một số địa phương đã bộc lộ sự lúng túng trong việc ứng phó.

Thể hiện ngay ở Hà Nội, mỗi sáng ra lại có một chính sách, như yêu cầu có giấy hay không giấy, thậm chí 12h đêm ra chính sách, sáng sớm hôm sau đã áp dụng ngay khiến nhiều người đi ra đường bị “bất ngờ” khi bị xử phạt.

“Theo tôi đây là sự lãng phí về chi phí của xã hội, vì rất nhiều người phải xếp hàng để xin giấy đi đường. Tuy nhiên, chưa hết ngày thì chính sách đã lại bị huỷ bỏ”, đại biểu Dung bày tỏ.

đại biểu Quốc hội Thái Quỳnh Mai Dung (Vĩnh Phúc). Ảnh: Nguyễn Việt

Đại biểu Quốc hội Thái Quỳnh Mai Dung (Vĩnh Phúc). Ảnh: Nguyễn Việt

Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung cho rằng, điều này thể hiện sự lúng túng trong điều hành. Vì vẫn biết rằng, có thể 100 năm mới xảy ra một lần đại dịch, nhưng cũng không ai dám khẳng định năm sau hay nhiều năm sau nữa sẽ không còn dịch bệnh nào khác tương tự như Covid-19.

“Đơn cử, hiện nay đang xuất hiện bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em chưa rõ nguyên nhân. Như vậy, chúng ta cần rút kinh nghiệm trong việc điều hành trong thời gian tới để làm sao vừa linh hoạt nhưng phải sát thực hơn trong cuộc sống”, đại biểu Quốc hội Thái Quỳnh Mai Dung đề nghị.

Cũng bàn về vấn đề công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, theo đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (Điện Biên), trong các loại hình lãng phí, thì lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản vẫn luôn là vấn đề phải suy nghĩ, vì nó bao trùm tất cả các giai đoạn đầu tư. Từ quy hoạch, kế hoạch, đến bố trí vốn, thực hiện dự án, bàn giao, đưa vào sử dụng.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chậm trễ, lãng phí, ai chịu trách nhiệm? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711715348 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711715348 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10