Chặn tham nhũng có hệ thống cách nào?

Diendandoanhnghiep.vn Trong cuộc chiến chống tham nhũng, chúng ta đã mất đi nhiều cán bộ chủ chốt, chuyên môn giỏi, nhưng đổi lại niềm tin của dân với Đảng đã được nối lại.

>> “Mạnh tay” và không khoan nhượng với tham nhũng, tiêu cực

Tham nhũng là vấn đề đau đầu của tất cả các chính thể trên thế giới, bất kể trình độ phát triển, định hướng, khu vực và truyền thống văn hóa, với những mức độ khác nhau. Có nhiều quan điểm khác nhau phân tích, đánh giá về căn bệnh mang tính toàn cầu này, tuy nhiên hầu hết chỉ tập trung vào những biểu hiện bề ngoài của nó, những kiến nghị hoặc biện pháp chống tham nhũng vì thế chẳng mấy hiệu quả ngoài việc ít nhiều làm yên lòng dân chúng. 

Riêng Việt Nam, công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng thời gian qua đang được đẩy mạnh. Trong cuộc chiến này, chúng ta đã mất đi không ít cán bộ chủ chốt, giỏi chuyên môn. Nhưng đổi lại được cái lớn hơn là chúng ta loại bỏ được những “con sâu” ngày đêm đục khoét ngân sách bằng nhiều hình thức khác nhau và niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng được nối lại.

Phiên họp thứ 22 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phiên họp thứ 22 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Mới đây, vào chiều 17/8, Ban Nội chính Trung ương đã tổ chức thông báo về kết quả phiên họp thứ 22 của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Theo đó, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật đối với 295 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 117 đảng viên so với cùng kỳ năm trước). Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 27 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (tăng 20 trường hợp so với cùng kỳ năm trước). 

Đặc biệt, một lần nữa tại phiên họp, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên nêu rõ vụ án Việt Á mang tính rất điển hình về tham nhũng tiêu cực có hệ thống, tổ chức. Nó quy mô từ cơ quan bộ, ngành Trung ương có liên quan đến địa phương và không dừng ở cấp tỉnh, thành mà cả ở cấp cơ sở. Đã có 25 vụ án liên quan sai phạm của Việt Á bị khởi tố và khởi tố 95 bị can, trong đó, 25 địa phương khởi tố, còn lại 38 địa phương chưa khởi tố. Trong 38 địa phương có 68 vụ việc liên quan đang được xem xét.

Điều đáng nói là đã có thời điểm, Việt Á và kit xét nghiệm của Học viện Quân y được “tô hồng” rầm rộ trên truyền thông. Từ việc tung tin kit xét nghiệm được WHO phê duyệt (vốn không có thật), đến những chia sẻ về vất vả, khó khăn khi nghiên cứu từ Thượng tá Hồ Anh Sơn (nguyên Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự; đã bị khởi tố, bắt tạm giam).

Không chỉ Thượng tá Hồ Anh Sơn, Giám đốc CDC tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Thừa Thiên Huế… cũng từng tuyên bố “không nhận của Việt Á một đồng nào”, mong cơ quan điều tra sớm làm rõ. Nhưng đến nay, cơ quan điều tra đã chứng minh sự thật hoàn toàn ngược lại. Dàn lãnh đạo CDC từng tuyên bố mạnh mẽ đều đã bị bắt tạm giam.

800 tỷ đồng là số tiền các bị can khai đã dùng để “bôi trơn, lót tay” đối với các địa phương và đơn vị liên quan để kit xét nghiệm Việt Á trót lọt được thông qua, sử dụng rộng rãi. Số tiền này còn lớn hơn con số hưởng lợi bất chính 500 tỷ đồng – theo lời khai của Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt. Điều này chứng tỏ, ông chủ Việt Á rất quan tâm đến “hoa hồng” chi cho các đơn vị và sẵn sàng nhận phần lời ít hơn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định, đây là vụ án, vụ việc tham nhũng tiêu cực nghiêm trọng. Qua đó, Tổng Bí thư cũng từng đề nghị cần tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm vụ án này tại phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực. Trước đó, người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu Bộ Công an chủ trì, mở rộng vụ án Việt Á, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt và thất thoát, sớm đưa các đối tượng ra xét xử.

“Có thể nói là chưa bao giờ chúng ta xử lý mạnh mẽ, nghiêm minh hành vi tham nhũng, tiêu cực như vừa qua. Nhất là việc xử lý khẩn trương, nhanh chóng, kịp thời, đồng bộ, dứt điểm giữa kỷ luật đảng với kỷ luật hành chính và xử lý hình sự đối với 2 trường hợp Uỷ viên Trung ương là bộ trưởng, nguyên bộ trưởng trong vụ Việt Á gần đây đã thể hiện nhất quán quan điểm: “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Hàng loạt

Hàng loạt cán bộ cấp cao liên quan đến sai phạm của Việt Á.

>> Cơ chế xử lý tham nhũng còn bất cập

>> Đã thu hồi gần 49.838 tỷ đồng trong vụ án tham nhũng, kinh tế

>> Kỳ vọng từ ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh

Cũng từ câu chuyện Việt Á, không phải ai nghèo cũng tham nhũng, nhưng một lần nữa cần nhắc lại rằng, Việt Á mang tính rất điển hình về tham nhũng tiêu cực có hệ thống, tổ chức. Và nếu chúng ta không triệt tiêu được mầm mống của “vòi bạch tuộc”  này thì sẽ là tiền lệ xấu cho cả hệ thống chính trị. Bởi ngoài y tế, còn rất  nhiều lĩnh vực khác được xét vào diện nguy cơ tham nhũng cao như: đất đai, giao thông vân tải, tài nguyên, khoáng sản, môi trường, xây dựng cơ bản...

Từ đây, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận một vấn đề còn tồn tại đó là, tham nhũng là kết quả của tình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị. Sự thiếu công khai trong đời sống chính trị cũng tạo ra không gian đen tối cho hiện tượng tham nhũng phát sinh và phát triển.

Tham nhũng gắn liền với bản chất con người, nhưng không phải bất kỳ ai cũng tham nhũng và cũng có thể tham nhũng. Để tham nhũng phải có quyền hoặc quyền lực. Tính hệ thống từ Bộ ngành, Trung ương tới cơ sở của ngành Y đã nói lên điều đó.

Để chống tham nhũng thành công, Việt Nam không thiếu quy định hay hình phạt để chống tham nhũng. Một con số thống kê cho thấy, trong hơn 10 năm qua, đã có hơn 250 văn bản về xây dựng Đảng, 300 bộ luật, và hơn 2.000 văn bản từ chính phủ đề cập tới chống tham nhũng. Tuy nhiên, tham nhũng vẫn còn là vấn nạn một phần chúng ta mới chú ý đến phần chống.

Có lẽ, Việt Nam nên học hỏi từ mô hình, phương thức của Singapore. Ông Lý Quang Diệu, khi bắt đầu nỗ lực tái xây dựng bộ máy hành chính đảo quốc này vào thập niên 70-80 thế kỷ trước, cho rằng cần ba yếu tố để chống tham nhũng hiệu quả. Thứ nhất, mức thu nhập của cán bộ phải đủ cao để họ ít có động cơ tham nhũng. Thứ hai, hình phạt đủ nặng để răn đe. Thứ ba, xây dựng được văn hóa công chức đủ tốt để coi tham nhũng là hành vi không chấp nhận được.

Dẫu sao đi nữa, giờ đây, tham nhũng đã không có vùng an toàn nào dành cho các cán bộ đã “nhúng chàm”. Vụ Việt Á sẽ trở thành một “án điểm”, khẳng định một lần nữa quyết tâm làm trong sạch bộ máy, củng cố thêm niềm tin của nhân dân vào các quyết sách, đường lối của Đảng trong thời gian tới.

Hy vọng, với sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, mà lá cờ tiên phong là Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực, vấn nạn tham nhũng sẽ hạ nhiệt, không còn mang tính hệ thống, không còn tình trạng “quyền anh quyền tôi” hay “cua cậy càng, cá cậy vây” nữa.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chặn tham nhũng có hệ thống cách nào? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711703315 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711703315 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10