“Chắp cánh” cho du lịch Việt

Diendandoanhnghiep.vn Cho đến thời điểm này, chúng ta có thể tự hào rằng nhiều sản phẩm công nghệ của Việt Nam đã đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài.

>> CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Lắng nghe kiến nghị từ doanh nghiệp

“Nếu không có các chính sách tốt thậm chí là các chính sách để bảo vệ các doanh nghiệp công nghệ du lịch Việt Nam thì các doanh nghiệp Việt sẽ không còn cơ hội phục hồi và phát triển bền vững trong cuộc đua chuyển đổi số”.

Đó là chia sẻ của ông Ngô Minh Đức – Nhà sáng lập Gotadi, Chủ tịch HG Holdings với Doanh Nhân về câu chuyện chuyển đổi số trong ngành du lịch.

- Thưa ông, ông có đánh giá và nhận định ra sao về thực tế chuyển đổi số du lịch tại Việt Nam?

Là một trong những đơn vị đi đầu trong chuyển đổi số nhưng sau rất nhiều bài học, kinh nghiệm thương trường, tôi cho rằng, đây là một quá trình vô cùng khó khăn, vô cùng tốn kém, đòi hỏi nguồn lực và sự kiên trì.

Việc phát triển những nền tảng số của người Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về làm chủ công nghệ, giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí trong quá trình ứng dụng công nghệ vào kinh doanh.

Từ thực tiễn, tôi nhận thấy rằng, ngành du lịch Việt Nam đang có rất nhiều tổ chức du lịch trực tuyến nước ngoài (OTA) với các ưu thế vượt trội về công nghệ do đã phát triển nhiều năm, họ có lợi thế hơn hẳn chúng ta về vốn và đầu tư. Theo đó, tung ra nhiều ưu đãi về chính sách cũng như không phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế như doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện nay chúng ta đang thua, thua ngay trên sân nhà. Các thương hiệu OTA toàn cầu như Agoda, Booking, Traveloka, Expedia... đang chiếm tới 80% thị phần ở Việt Nam. Còn Việt Nam chỉ có trên 10 công ty kinh doanh du lịch trực tuyến như Ivivu.com, Chudu24.com, Mytour.vn, GOTADI...

Hơn 70% khách sạn ở Việt Nam đang đăng ký bán phòng trên các kênh OTA. Thậm chí, nhiều khách sạn cho biết tỷ lệ đặt phòng đến từ kênh OTA chiếm 50-60% trong cơ cấu doanh thu.

Những người chủ khách sạn “rất đau đớn” khi trả đến 30% - 40%, thậm chí 48% hoa hồng cho các công ty nước ngoài.

- Như ông nói, sức cạnh tranh từ các thương hiệu OTA toàn cầu quả thực rất lớn và đang “lấn át” cản trở sự phát triển của các sản phẩm công nghệ Việt. Vậy nguyên nhân xuất phát từ đầu và làm thế nào để các doanh nghiệp giải quyết được bài toán này, thưa ông?

Một trong những điều tiên quyết là chúng ta phải làm chủ được công nghệ, từ đó ngành Du lịch mới có thể phát triển được, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh. Thực tế công nghệ chúng ta chỉ mới chuyển đổi từ gia công sang sản phẩm khoảng 3 - 4 năm trở lại đây và sản phẩm của Việt Nam chưa được ứng dụng tốt.

br class=

Ông Ngô Minh Đức – Nhà sáng lập Gotadi, Chủ tịch HG Holdings chia sẻ tại Diễn đàn: ““Luồng xanh” cho du lịch cất cánh” – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.

Tôi nhận thấy, một trong những điều quan trọng nhất để sản phẩm Việt có thể chinh phục được người dùng thì bản thân các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cần phải xây dựng được những sản phẩm tốt - tử tế - đặt khách hàng làm trọng tâm.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt cũng cần hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau để xây dựng cộng đồng và hệ sinh thái sản phẩm các doanh nghiệp Việt Nam, mang lại cho khách hàng những trải nghiệm hoàn thiện và thuận tiện nhất khi ủng hộ hàng Việt.

- Theo ông, mục tiêu đánh bại các trang OTA nước ngoài tại Việt Nam có quá tham vọng không? Ông nhận định ra sao về chất lượng sản phẩm công nghệ Việt hiện nay?

Cho đến thời điểm này, chúng ta có thể tự hào rằng nhiều sản phẩm công nghệ của Việt Nam đã đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài. Và chúng tôi tin rằng, các sản phẩm về du lịch của Việt Nam hiện nay không hề kém cạnh thậm chí có nhiều điểm vượt trội so với sản phẩm của các đối thủ nước ngoài. Gotadi là một ví dụ điển hình.

Tuy nhiên, để cạnh tranh công bằng với các OTA nước ngoài có nhiều ưu thế vượt trội về vốn, công nghệ do đã phát triển nhiều năm đồng thời với các chính sách có phần nới lỏng hơn các doanh nghiệp Việt trong việc thực hiện các nghĩa vụ thuế, báo cáo… cho các cơ quan nhà nước, các cơ quan quản lý cần có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển thị trường và sản phẩm.

Doanh nghiệp Việt Nam rất cần các chính sách và sự ủng hộ của chính phủ cũng như truyền thông và người dùng Việt cho các sản phẩm Việt. Nếu không có các chính sách tốt thậm chí là các chính sách để bảo vệ các doanh nghiệp công nghệ du lịch Việt Nam thì các doanh nghiệp Việt sẽ không còn cơ hội phục hồi và phát triển bền vững trong cuộc đua chuyển đổi số.

- Là một trong số ít OTA hiếm hoi của Việt Nam có ý tưởng, thiết kế, xây dựng và vận hành đều do người Việt thực hiện, theo ông, đâu là yếu tố quyết định sự thành công của Gotadi?

Gotadi là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực đại lý hàng không và dịch vụ du lịch với hơn 25 năm kinh nghiệm hoạt động. Trong những năm gần đây, Gotadi đã tiến hành chuyển đổi số mạnh mẽ trong các hoạt động của mình nhất là việc cung cấp các sản phẩm du lịch trên nền tảng trực tuyến cho cả khách hàng công ty tổ chức và khách hàng cá nhân.

Chúng tôi hiểu rằng, làm du lịch trực tuyến không chỉ là việc tạo một trang web hoặc một ứng dụng trên di động mà phải là làm cho khách hàng sử dụng sản phẩm hiệu quả, tiện lợi nhất. Vì vậy, đội ngũ nhân viên của chúng tôi từ nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn du lịch hay các kỹ sư công nghệ… đều theo đuổi một mục tiêu là làm ra các sản phẩm tốt nhất của người Việt phục vụ cho người Việt. Đây cũng chính là động lực để chúng tôi gắn kết với công ty và phát triển cùng công ty.

Bên cạnh đó, chúng tôi tự tin và quyết tâm xây dựng đội ngũ của riêng Gotadi để làm chủ công nghệ mặc dù đây là một việc không hề dễ với các công ty Việt Nam do những đòi hỏi lớn về đầu tư nhân sự và công nghệ.

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, các trang nước ngoài vượt trội hơn về mọi mặt nên chưa để ý đến những trang như Gotadi của người Việt. Nhưng, chúng tôi tin là sẽ thuyết phục người Việt dùng hàng Việt chất lượng. Chúng tôi cũng sẽ xây dựng một hệ sinh thái trong ngành du lịch, có thể cung cấp mọi dịch vụ liên quan từ hàng không, du thuyền, khách sạn, tour du lịch... với khát vọng “chắp cánh” cho du lịch Việt bay nhanh hơn, xa hơn.

Kênh OTA (Online Travel Agent) là kênh cung cấp các sản phẩm dịch vụ như bán phòng khách sạn, tour du lịch, vé máy bay,... trên nền tảng online. Các thương hiệu OTA toàn cầu như Agoda, Booking, Traveloka, Expedia... đang chiếm tới 80% thị phần ở Việt Nam. Còn Việt Nam chỉ có trên 10 công ty kinh doanh du lịch trực tuyến như Ivivu.com, Chudu24.com, Mytour.vn, GOTADI...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Chắp cánh” cho du lịch Việt tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713303475 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713303475 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10