Châu Á đang trở thành điểm nóng cạnh tranh ứng dụng blockchain

Nguyễn Long 02/09/2018 03:47

Các nước châu Á đang nỗ lực thiết lập những trung tâm blockchain và công nghệ tài chính.

Châu Á điểm nóng cạnh tranh ứng dụng blockchain

Châu Á điểm nóng cạnh tranh ứng dụng blockchain

Sự trỗi dậy của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực số hóa cùng việc nới lỏng quy định quản lý lĩnh vực tiền ảo và công bố các dự án thu hút các công ty công nghệ tài chính (fintech) đã thôi thúc sự cạnh tranh giữa các nước châu Á trong nỗ lực thiết lập những trung tâm blockchain và công nghệ tài chính.

Cơ quan quản lý đặc khu kinh tế Cagayan (CEZA) ở tỉnh Cagayan, phía bắc Philippines thông báo kế hoạch hợp tác với công ty phát triển bất động sản Northern Star Gaming & Resorts để xây dựng dự án có tên gọi “Thung lũng tiền ảo của châu Á”.

Khi châu Á lên tiếng

Trung tâm công nghệ chuỗi khối này có vốn đầu tư 100 triệu USD, bắt chước theo mô hình thung lũng tiền ảo ở thị trấn Zug (Thụy Sĩ), bao gồm một trung tâm dữ liệu Internet, một cơ sở hạ tầng sản xuất điện tự cung tự cấp và một học viện blockchain. Ngay lập tức, CEZA đã nhận được các cam kết hỗ trợ xây dựng dự án từ ít nhất 25 công ty công nghệ tài chính với tổng mức cam kết khoảng 68 triệu USD.

Hàn Quốc cũng có tham vọng tương tự. Ông Won Hee-ryong, tỉnh trưởng tỉnh Jeju ở phía nam Hàn Quốc tuyên bố sẽ xây dựng đảo Jeju trở thành trung tâm blockchain ở châu Á. Ông đã đề xuất chính quyền trung ương chấp thuận thiết kế hòn đảo này như là một khu vực đặc biệt dành cho blockchain và tiền ảo. Thái Lan cũng đang tăng cường các nỗ lực để khuyến khích các công ty công nghệ tài chính (fintech) đầu tư vào nước này. Sở chứng khoán và sàn giao dịch Thái Lan (SEC) đã ban hành các quy định về ICO, cho phép các công ty đăng ký hoạt động tại Thái Lan phát hành các loại tiền ảo tương tự Bitcoin và Ethereum để huy động mức tối đa 300.000 baht (hơn 9.000 USD) từ mỗi nhà đầu tư cá nhân.

Bên cạnh đó, việc các chính phủ cũng dần nhận ra tầm quan trọng và khả năng quản trị dữ liệu của blockchain đã tạo cơ hội cho các công ty fintech tham gia vào cuộc chơi này.

Theo các chuyên gia Vinay Gupta và Rob Knight thuộc Hardvard Business Review cho rằng, việc ứng dụng các công nghệ trên nền tảng blockchain có tiềm năng giúp đỡ các nước châu Á tạo một bước nhảy vọt so với các nền kinh tế trên thế giới.

"Các ứng dụng trên nền tảng blockchain có thể đảm bảo toàn bộ quá trình giao dịch do tính năng bảo mật cao của loại công cụ này và thúc đẩy đổi mới công nghệ cao ở từng quốc gia. Các quốc gia đang phát triển có thể xây dựng các trung tâm công nghệ riêng của họ và bất kỳ mã nào được tạo ra ở đó cũng sẽ an toàn như các dịch vụ được tạo ra ở bất cứ đâu trên thế giới", một chuyên gia nhận định. Đồng thời giải quyết một số nhu cầu bức thiết nhất của chính phủ các nước đang phát triển như hiện đại hóa và số hóa các chức năng của chính phủ.

Có thể bạn quan tâm

  • Cơ hội huy động vốn từ trái phiếu blockchain

    11:02, 31/08/2018

  • Startup Binkabi giới thiệu hai sàn Blockchain giao dịch nông sản, hàng hóa

    04:16, 31/08/2018

  • Ứng dụng blockchain vào hồ sơ thông minh nhân sự

    09:00, 20/08/2018

  • Nền tảng Blockchain mở của JD.com có gì đặc biệt?

    00:11, 20/08/2018

Tiềm năng lớn

Không nằm ngoài xu thế, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn để phát triển theo làn sóng này. Cụ thể, trong lĩnh vực tiền ảo, công ty nghiên cứu thị trường tiền ảo CryptoCompare cho biết, tháng 11/2017, 80% giao dịch Bitcoin xuất phát từ châu Á, trong đó có 4 thị trường lớn nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Mặt khác, do lợi thế dân số trẻ, đam mê công nghệ; và tỷ lệ lớn dân số dân số sử dụng điện thoại thông minh, Internet tăng cao. Đây sẽ là tiền đề để thu hút dòng vốn chảy vào lĩnh vực mới này.

Theo các chuyên gia blockchain, Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm công nghệ chuỗi khối lớn tiếp theo của châu Á. Mặc dù hiện nay vẫn còn một số những lo ngại trong lĩnh vực tiền ảo, nhưng việc ứng dụng các thành tựu trên nền tảng blockchain lại nhận được những tín hiệu rất tích cực từ phía chính phủ và các cơ quan quản lý.

Tuy nhiên, trở ngại lớn của Việt Nam hiện nay khung pháp lý chưa hoàn thiện. Mặc dù cho đến nay, vấn đề này đã thay đổi rất tích cực.

"Các doanh nghiệp fintech đều đang chờ đợi có một chuẩn pháp lý để có thể tiếp cận thị trường, đặc biệt liên quan đến "khung điều chỉnh thử nghiệm".

Ông Manfred Otto, luật sư cấp cao của Duane Morris Việt Nam, việc đưa ra các luật cần rất nhiều thời gian, sau đó cần một hệ thống hỗ trợ cho điều luật đó, chúng ta sẽ cần nhiều hơn nữa những điều luật để có thể giám sát các giao dịch với khối lượng lớn. Cần một giải pháp để rút ngắn thời gian ra luật, đồng thời khi ra một luật mới cũng đều cần một khoảng thời gian để chạy thử nghiệm. “Giải pháp ở đây đó chính là sandbox. Đây chính là chìa khóa gỡ khó cho doanh nghiệp về hành lang pháp lý, tạo không gian đổi mới không cần phê duyệt cụ thể cho đến khi ranh giới pháp lý bị vi phạm. Các nhà quản lý sẽ theo dõi các những người tham gia trong sandbox” – luật sư cấp cao của Duane Morris Việt Nam.

Về hình thức, tính minh bạch, đối thoại cởi mở giữa cơ quan điều chỉnh và các doanh nghiệp sáng tạo được coi là yếu tố chủ chốt của khung pháp lý thử nghiệm và có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh đón đầu, góp phần đưa doanh nghiệp công nghệ tiến triển mạnh và đúng hướng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Châu Á đang trở thành điểm nóng cạnh tranh ứng dụng blockchain
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO