Cháy chung cư: Ai đền bù thiệt hại cho cư dân?

Diendandoanhnghiep.vn Vụ cháy chung cư Carina Plaza xảy ra làm 13 người tử vong, gần 100 người bị thương và nhiều tài sản bị hư hỏng, một lần nữa đặt ra câu hỏi về trách nhiệm đền bù thiệt hại đối với cư dân của các bên liên quan.

Xung quanh vấn đề này, DĐDN có cuộc trò chuyện với Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Công ty Luật SBLAW.

- Thưa luật sư, dưới góc độ pháp lý, ông có bình luận gì về vụ việc này, cũng như trách nhiệm của các bên liên quan trong vụ việc?

Có nhiều vụ cháy chung cư gây nhiều thiệt hại về tài sản của cư dân trong tòa nhà. Để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cá nhân, tổ chức cụ thể, cần phải tìm hiểu nguồn gốc của vụ hỏa hoạn này, nó phát ra từ đâu, do tổ chức hay cá nhân nào quản lý, từ đó lần ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại số xe bị cháy của cư dân trong tòa nhà.

Theo khoản 9 Điều 38 Thông tư 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Như vậy, trong trường hợp xảy ra cháy nổ ngoài ý muốn, đơn vị bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường.

Vụ cháy lớn ở chung cư Carina Plaza (đường Võ Văn Kiệt, P.16, Q.8, TP.HCM) rạng sáng 23/3 đã làm ít nhất 13 người thiệt mạng, 27 người bị thương.

Vụ cháy lớn ở chung cư Carina Plaza (đường Võ Văn Kiệt, P.16, Q.8, TP.HCM) rạng sáng 23/3 đã làm ít nhất 13 người thiệt mạng, 27 người bị thương.

Tuy nhiên, trong trường hợp phát hiện chủ đầu tư có vi phạm trong việc quản lý, duy trì hệ thống PCCC thì khi đó, dựa theo Khoản 10 Điều 38 Thông tư 02/2016/TT-BXD, chủ đầu tư phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu hậu quả nghiêm trọng, chủ đầu tư còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự liên quan đến hành vi vi phạm về PCCC (Điều 313 Bộ luật hình sự năm 2015).

Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra vụ việc, cơ quan chức năng cũng sẽ xác định trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị liên quan trực tiếp đến việc để xảy ra vụ cháy như đơn vị quản lý, vận hành tòa nhà, đội bảo vệ, tuần tra kiểm soát...

Việc xác định cá nhân, tổ chức nào có trách nhiệm trực tiếp hoặc liên đới bồi thường sẽ phụ thuộc vào kết quả điều tra cụ thể của cơ quan chức năng.

- Tôi đặt một tình huống giả định, trong trường hợp này nếu nguyên nhân cuối cùng là một cá nhân hoặc nhóm người, thì sẽ xử phạt như thế nào với người gây ra? Chủ đầu tư chịu trách nhiệm gì trong việc này, thưa luật sư?

Khoản 1, Điều 313, Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như sau: “Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng”.

Trong vụ hỏa hoạn tại chung cư Carina, chúng ta phải chiểu theo điều luật trên, rõ ràng đây là một vụ án vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong trường hợp này, các cơ quan tiến hành tố tụng hoàn toàn có thể khởi tố vụ án, điều tra làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến vụ thảm cháy này.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch công ty Luật SBLAW

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch công ty Luật SBLAW

Xét về yếu tố cấu thành tội phạm, rõ ràng tội phạm đã xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy (khách thể được BLHS bảo vệ).

Đánh giá về mặt khách quan tội phạm: Người phạm tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác. Hành vi vi phạm này được xác định dựa vào quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy và văn bản hướng dẫn liên quan.

Đối với điều 313, hậu quả không là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu trách nhiệm hình sự, có nghĩa là chỉ cần thực hiện hành vi nêu trên thì đã đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Hậu quả chỉ mang ý nghĩa định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với tội danh này.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý.

Trong trường hợp cá nhân (nếu có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi luật định) gây ra đám cháy, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Khoản 3, Điều 313 chỉ rõ: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên”.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Trong số những phương tiện bị thiệt hại trong vụ việc, với những xe tham gia bảo hiểm cháy nổ, thì bảo hiểm có nghĩa vụ như thế nào với những chiếc xe này, thưa luật sư?

Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:

a) Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;

b) Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

c) Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

d) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;

đ) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, tôi cho rằng trong trường hợp này đối với những xe tham gia bảo hiểm cháy nổ, khi xảy ra hỏa hoạn doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.

- Cụ thể, việc đền bù như thế nào, thưa luật sư?

Trong trường hợp này, khi có thiệt hại do cháy, nổ xảy ra doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm cùng phối hợp xác định thiệt hại.

Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thống nhất được giá trị thiệt hại thì một trong hai bên hoặc cả hai bên có quyền mời cơ quan, tổ chức có chức năng đánh giá tài sản, thẩm định thiệt hại.

Theo quy định này, chủ xe nên phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm để xác định thiệt hại và thỏa thuận mức bồi thường cho xe của mình. Nếu hợp đồng bảo hiểm không có quy định khác thì doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trả tiền bồi thường cho chủ xe bị thiệt hại.

Đồng thời, tôi cho rằng để tránh những tương tự xảy ra tại Carina, các cơ quan chức năng nên lập đoàn thanh tra, thanh tra hệ thống PCCC của tất cả các tòa nhà cao tầng tại Hà Nội, TP HCM và các thành phố lớn khác trong cả nước.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cháy chung cư: Ai đền bù thiệt hại cho cư dân? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713981825 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713981825 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10