Chỉ “sực tỉnh” khi quyền lợi bị xâm phạm

Diendandoanhnghiep.vn Do không quan tâm đầy đủ đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cà phê Trung Nguyên đã từng phải gánh chịu hậu quả khá nặng nề trong việc mở rộng kinh doanh tại Mỹ…

>>>Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt trên môi trường số

Được thành lập năm 1996, cà phê Trung Nguyên lúc khởi đầu cũng chỉ ở quy mô nhỏ. Tuy vậy, với quán cà phê trên đường Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh) vào năm 1987, cà phê đã gây ấn tượng mạnh với cư dân đô thị vốn nghiền cà phê này.

p/Trung Nguyên đã chịu thiệt hại lớn khi mở rộng kinh doanh tại Mỹ khi chưa chú trọng bảo hộ nhãn hiệu.

Trung Nguyên đã chịu thiệt hại lớn khi mở rộng kinh doanh tại Mỹ khi chưa chú trọng bảo hộ nhãn hiệu.

Tranh chấp nhãn hiệu mất triệu đô

Với chín loại cà phê do Trung Nguyên sản xuất và được pha chế theo cách riêng, đã nhanh chóng giúp doanh nghiệp mở rộng hệ thống đại lý lên gần 400 quán cà phê trong nước, theo hình thức nhượng quyền thương mại. Hình thức nhượng quyền này cũng được phát triển ra nước ngoài. Cà phê Trung Nguyên đã xuất hiện tại Singapore, Nhật, Hồng Kông, Trung Quốc, Australia ...

Tuy nhiên, do không quan tâm đầy đủ đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nhãn hiệu Trung Nguyên đã phải gánh chịu hậu quả khá nặng nề trong việc mở rộng kinh doanh tại Mỹ.

Tháng 7/2000, Trung Nguyên và Rice Field Corp (ở tiểu bang California) tiếp xúc với nhau lần đầu tiên và hai bên đàm phán việc nhập khẩu cà phê Trung Nguyên vào Mỹ. Tháng 1/2001, hợp đồng đầu tiên được ký kết và cà phê Trung Nguyên xuất hiện ở quốc gia này. Đầu năm 2002, thêm một hợp đồng nữa được ký, cà phê Trung Nguyên tiếp tục đi Mỹ.

p/Các đối tác trên thế giới tới Thành phố cà phê của Trung Nguyên trải nghiệm hệ sinh thái cà phê. Ảnh: TNL

Các đối tác trên thế giới tới Thành phố cà phê của Trung Nguyên trải nghiệm hệ sinh thái cà phê. Ảnh: TNL

Đến lúc này, Trung Nguyên mới nghĩ đến chuyện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ, nhưng thật bất ngờ, từ 11/2000 (tức chỉ sau 3 tháng kể từ lần tiếp xúc đầu tiên giữa bên), Rice Field Corp đã nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ với cơ quan chức năng của Mỹ đối với những nhãn hiệu: “Trung Nguyên - Cà phê hàng đầu Buôn Ma Thuột" và nhãn hiệu “Trung Nguyên” (bằng Tiếng Việt).

Tháng 8/2001, Trung Nguyên lập tức khẩn trương nộp hồ sơ đăng ký với nhãn hiệu “Trung Nguyên - nguồn cảm hứng sáng tạo mới" (bằng Tiếng Anh) và yêu cầu tuyên bố Vô hiệu đối với hồ sơ của Rice Field Corp ...

Công ty cà phê Trung Nguyên đã nhờ các luật sư tiến hành nộp đơn khiếu nại và đưa ra những bằng chứng quan trọng nhất, chứng minh sở hữu nhãn hiệu hàng hoá của mình là chính đáng.

Thiệt hại ước tính của Trung Nguyên trong vụ việc này lên đến gần 1 triệu USD, bao gồm các khoản phí thuê luật sư và thiệt hại do chiến lược kinh doanh mở rộng tại thị trường Mỹ bị chậm lại (theo hợp đồng được soạn thảo cuối năm 2001, công ty cà phê Trung Nguyên sẽ là công ty đầu tiên của Việt Nam nhượng quyền thương mại sang Mỹ với giá khoảng 100.000 USD/ bang/ đối tác trong vòng 3 năm).

Bài học cho doanh nghiệp Việt

Nhận thức đơn giản, chưa coi trọng việc bảo hộ quyền SHTT không chỉ diễn ra với người dân, người tiêu dùng, với các doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả một số doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước cũng mang tư tưởng này. Nhiều vụ xâm phạm bảo hộ quyền SHTT đã xảy ra mà nạn nhân là các doanh nghiệp tên tuổi của Việt Nam trong thực thi các thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp quốc tế.

Theo các chuyên gia pháp lý, điểm yếu nhất của doanh nghiệp Việt Nam trong các tranh chấp về SHTT là không nhận thức được việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT là cần thiết, chỉ khi thấy quyền lợi của mình bị vi phạm thì mới thực hiện đăng ký, vì vậy việc bảo vệ và chứng minh cho quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm tại các cơ quan tài phán không đơn giản một chút nào.

>>>Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi): Tạo cú hích cho đổi mới sáng tạo

Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp, tổ chức tham gia giao dịch trên các sàn thương mại điện tử ngày càng phổ biến. Xu thế tất yếu đó đang ẩn chứa nhiều rủi ro nếu không nắm rõ luật.

Luật sư Trần Hồng Tình, Trưởng văn phòng Luật Nguyễn Thanh Bình cho rằng, hiện nay, có một thực tế đáng báo động là nhận thức của cộng đồng về quyền SHTT khi tham gia giao dịch thương mại điện tử còn hạn chế. Vụ tranh chấp tên miền của thương hiệu Cà phê Trung Nguyên với Công ty Rice Field như một lời cảnh báo sớm, khi tốn khá nhiều thời gian, công phu lẫn tiền bạc mới lấy lại được tên và đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty Luật HPVN cho biết, nhiều dự án khởi nghiệp khối lượng công việc lớn, trong khi vốn ít, nhân lực ít, tay ngang chuyển sang làm pháp lý là phổ biến.

Trong bối cảnh đó, việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý thường được xếp sau các mục tiêu khác như nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường... Sự xem nhẹ đó đã khiến rất nhiều doanh nghiệp lao đao vì khi có chút danh thì thương hiệu bị “đạo”, sản phẩm bị làm nhái. Lắm khi doanh nghiệp chưa kịp lớn đã vướng vào thủ tục kiện tụng, tiêu tốn thời gian, tiền của.

Hoạt động trên 20 năm trong lĩnh vực pháp chế, chứng kiến đủ cung bậc cảm xúc với khách hàng, luật sư Nguyễn Trọng Hiệp luôn nhấn mạnh, doanh nghiệp nên có phản xạ bảo vệ những gì là của mình, do mình làm ra, bằng việc đăng ký quyền bảo hộ tài sản trí tuệ, tránh tình trạng “được vạ má sưng”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chỉ “sực tỉnh” khi quyền lợi bị xâm phạm tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713252871 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713252871 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10