“Chia lửa” với đồng bào để không ai bị bỏ lại phía sau

Diendandoanhnghiep.vn Lực lượng tuyến đầu đang ngày đêm đương đầu chống COVID -19 thì ở phía sau, họ vẫn lặng lẽ, âm thầm chung tay góp sức cùng người dân thực hiện nhiệm vụ kép: Vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Họ là những ông chủ doanh nghiệp – doanh nhân cùng “chia lửa” với đồng bào để vừa duy trì ổn định dây chuyền sản xuất, kinh doanh và vừa chăm lo cứu trợ, thể hiện vai trò trách nhiệm xã hội của mình trong suốt thời gian qua.

Có thể nói, với việc bùng phát dịch COVID-19 từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã trải qua 04 đợt bùng phát dịch. Và với sự điều hành tốt của Chính phủ, sự chung tay của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, doanh nghiệp và người dân, chúng ta đã đảm bảo được mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, phải đánh giá thực tế rằng tác động của dịch đã ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đại dịch COVID-19 tác động rất tiêu cực đến doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong đó, 87,2% doanh nghiệp cho biết, chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực”. Chỉ 11% doanh nghiệp cho rằng họ “không bị ảnh hưởng gì” và gần 2% ghi nhận tác động “hoàn toàn tích cực” hoặc “phần lớn tích cực”.

Ông Phan Văn Hiếu – Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Luật Gia Việt (áo đỏ) tham gia cứu trợ bà con vùng cách ly xã hội ở xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai hồi tháng 5/2021

Ông Phan Văn Hiếu – Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Luật Gia Việt tham gia cứu trợ bà con vùng cách ly xã hội ở xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai hồi tháng 5/2021

Đáng quan tâm là cả khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đều bị ảnh hưởng nặng nề. Trong số các nhóm doanh nghiệp, đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả là các doanh nghiệp mới hoạt động dưới 3 năm và các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ. Tỷ lệ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực có xu hướng giảm khi số năm hoạt động của doanh nghiệp gia tăng.

Song vẫn có tới 84% doanh nghiệp tư nhân và 85% doanh nghiệp FDI có trên 20 năm hoạt động chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực.

Đặc biệt, trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2021, nhóm doanh nghiệp, thương nhân bị chịu nặng nề nhất là các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp, ngành hàng sản xuất, kinh doanh nông sản. Việc “giúp người dân tiêu thụ nông sản” cho thương nhân, nông dân các tỉnh phía Bắc (Bắc Giang, Hải Dương…) là điển hình cho thấy sự “thấm vị của dịch” tác động đến nền sản xuất trong nước nói chung và sản xuất nông sản nói riêng.

Nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào chuỗi tiêu thụ nông sản như đầu tư hệ thống quy trình thu mua và đóng gói sản phẩm tại vùng nguyên liệu, giúp người nông dân xây dựng được thương hiệu sản phẩm, có quy trình và chỉ dẫn xuất sứ nguồn gốc QR Code…

Dịch COVID-19 cũng là cơ hội để doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam có cơ hội nhận thức được “Việt Nam có nhiều sản phẩm và dịch vụ tốt”, với việc kêu gọi chung tay tiêu thụ các sản phẩm/dịch vụ trong nước; Người tiêu dùng đã biết đến các sản phẩm có thương hiệu, sản phẩm OCOP chất lượng, sản phẩm mang thương hiệu “Make in Vietnam". Tự tin với sản phẩm “Việt”, ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt là cảm nhận của người tiêu dùng Việt Nam; nhà sản xuất nhìn nhận lại phân khúc thị trường trong nước để tăng tính chủ động trong sản xuất/kinh doanh, không lệ thuộc tuyệt đối vào thị trường xuất khẩu.

Nhiều hộ dân vùng bị phong tỏa, cô lập cũng cần được cộng đồng cứu giúp, sẻ chia trong lúc khó khoăn, hoạn nạn

Nhiều hộ dân vùng bị phong tỏa, cô lập cũng cần được cộng đồng cứu giúp, sẻ chia trong lúc khó khoăn, hoạn nạn

Doanh nghiệp chúng tôi nhận thấy, về vai trò của Chính phủ đó là sự linh động trong quá trình điều hành nền kinh tế, xây dựng các chính sách hỗ trợ phù hợp và kịp thời cho các doanh nghiệp, người dân bị chịu trách động nặng nề của dịch COVID-19.

Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp cũng cần những chính sách “kích cầu và tác động lâu dài, hiệu quả” vào nền kinh tế. Tạo ra nhiều chính sách “cần câu” để doanh nghiệp, người dân chủ động ứng phó với “thiên tai và nhân tai”, chủ động trong phòng chống dịch hiệu quả, với phương châm “vừa sản xuất, vừa chủ động phòng, trách dịch COVID-19 và các rủi ro dịch bệnh tương lai”.

Kết hợp việc phát triển sản phẩm, tăng cường hiệu quả công tác quản trị/điều hành sản xuất/kinh doanh với việc kết nối cung cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mạnh dạn đưa các sản phẩm/dịch vụ lên các sàn thương mại điện tử trong nước như: Lazada, Hotdeal, Zalora, Shopee, Sendo. Tham gia các sàn thương mại điện tử quốc tế như: Amazon; Alibaba… để sản phẩm Việt Nam ra khắp thế giới, nâng cao giá trị thương hiệu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, thương nhân, người sản xuất trong nước.

Tranh thủ nghiên cứu và áp dụng các thành tựu của cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0; chủ động “chuyển đổi số” trong doanh nghiệp và trong sản xuất để gia tăng hiệu quả quản trị, nâng cao năng xuất lao động, tiết giảm các chi phí, kết nối tốt cung cầu và thị trường để tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ.

Doanh nghiệp, thương nhân và người sản xuất, tiêu dùng Việt Nam tin trưởng vào sự điều hành của Chính phủ; chủ động vượt khó và mạnh dạn đổi mới, chuyển đổi số nhanh để vượt qua khó khăn, cùng cả đất nước vươn lên mạnh mẽ trong và sau dịch COVID-19.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Chia lửa” với đồng bào để không ai bị bỏ lại phía sau tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714072710 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714072710 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10