Chiến lược “chân trong - chân ngoài” khi mua cổ phiếu tháng 9

Diendandoanhnghiep.vn Thị trường đã có những biến động khôn lường với VN-Index rơi sâu về sát 1230 điểm trong những ngày đầu tháng 9/2022. Nhà đầu tư cần nắm vị thế gì khi mua cổ phiếu trong bối cảnh như vậy?

>> "Mây mù che phủ" lợi nhuận của nhóm cổ phiếu ngành thép

 

Chiến lược giao dịch nào trong tháng 9/2022?

Các yếu tố tác động lên chỉ số VN-Index

Nội tại tích cực sẽ là động lực hỗ trợ diễn biến thị trường: Điểm tích cực là các dữ liệu vĩ mô của Việt Nam tốt hơn kỳ vọng và các giải pháp cải thiện hoạt động giao dịch trên TTCK đang được nhà điều hành thực hiện. Ngoài ra, với việc tiền gửi của nhà đầu tư tại công ty chứng khoán vẫn duy trì ở mức cao kể từ đợt điều chỉnh trong Quý 2/2022, điều này cho thấy dòng tiền thông minh vẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong những phiên điều chỉnh. Nhờ hoạt động bắt đáy, chỉ số VN-Index có thể nhanh chóng phục hồi trong những nhịp thị trường điều chỉnh.

Hạn mức tăng trưởng tín dụng mới cho các NHTM: Dữ liệu quá khứ cho thấy có sự tương quan nhất định giữa diễn biến thị trường và tăng trưởng cung tiền – tín dụng của nền kinh tế. Độ trễ thường là ba tháng. Do vậy, nếu hệ thống ngân hàng sớm có thêm hạn mức tín dụng thì thị trường sớm có dấu hiệu giữ đà tăng trưởng tích cực hơn.

Bên cạnh đó, sự quyết liệt của FED với mục tiêu kiểm soát lạm phát và các vấn đề của Trung Quốc, là những rủi ro đối với thị trường.

Đặc biệt, từ cuộc họp gần đây cho thấy, FED có ý chí cứng rắn trong việc kiểm soát lạm phát thông qua việc tăng lãi suất, theo đó, xác suất tăng 75 điểm cơ bản vẫn trên 50%. Đối với Trung Quốc, các chính sách Zero-covid nhất quán và đợt hạn hán gần đây, sẽ không chỉ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia này mà còn gián tiếp gây thêm áp lực lên triển vọng tăng trưởng toàn cầu ở hiện tại vốn đang trở nên ảm đạm do Covid -19 và lạm phát.

Như nhận định ở trên, thị trường hiện tại có yếu tố tích cực, tuy nhiên giữa bối cảnh kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng từ kinh tế thế giới, trong khi thông tin địa chính trị dự báo vẫn còn rất biến động trong thời gian tới đặc biệt liên quan đến chiến sự Nga -Ukraine, việc chọn chiến lược giao dịch hợp lý của nhà đầu tư càng cần đề cao thận trọng.

Sử dụng chiến lược nào? 

“Chân trong – Chân ngoài”, nắm giữ cổ phiếu có câu chuyện, hạn chế sử dụng margin. Với sự biến động thông tin và xu hướng đi ngang của VN-Index, sẽ  nhiều thông tin bất ngờ và tiêu cực không dự đoán được. Chính vì vậy, việc tham gia với tỷ trọng vừa phải, không dùng margin là sự lựa chọn tốt thời điểm này.

Tập trung vào nhóm cổ phiếu có chuyển động mạnh. Với sự đi ngang của VN-Index, dòng tiền sẽ phân hóa và luân chuyển nhanh giữa các nhóm ngành được hưởng lợi theo câu chuyện ngắn hạn. Nên ưu tiên nắm giữ cổ phiếu có câu chuyện, và linh hoạt chủ động giải ngân, hạn chế sử dụng margin.

>>“Gió ngược chiều” với nhóm cổ phiếu bất động sản thương mại

 Kỳ vọng vào kết quả kinh doanh Quý 3-4/2022. Bây giờ là tháng 9, tháng cuối cùng của Quý 3, cũng là tháng bắt đầu để chúng ta tìm ra các doanh nghiệp được kỳ vọng vào kết quả kinh doanh  Quý 3, 4 có sự tăng trưởng tốt.

Các nhóm ngành có thể dành sự quan tâm gồm Hóa chất, Thép, Bất động sản Khu công nghiệp và Khác.

Trong đó, yếu tố hỗ trợ cho nhóm Hóa chất là: Chiến sự Nga – Ukraine tiếp diễn đồng thời Nga và Trung Quốc tiếp tục áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu cho tới hết năm 2022 hỗ trợ giá Ure thế giới neo ở mức cao. Cổ phiếu quan tâm là DGC, DPM, DCM, DDV.

Với nhóm Thép, sự khủng hoảng năng lượng và giá dầu neo ở mức cao, vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho những doanh nghiệp thép. Không phải HPG mà HSG, NKG mới là tâm điểm.

Nhóm Bất động sản Khu công nghiệp tiếp tục giữ được sức hút Việt Nam vẫn là điểm đến tiềm năng, hấp dẫn với các nhà sản xuất trên thế giới trong bối cảnh hoạt động FDI trên quy mô quốc tế vẫn chưa hồi phục. Những thông tin gần đây về hàng loạt ông lớn công nghệ, xanh... đến Việt Nam và mở rộng quy mô đầu tư, có ý nghĩa tích cực. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông kết nối và hạ tầng xã hội sẽ giải quyết "nút thắt cổ chai" logistic và nguồn nhân lực, hỗ trợ trực tiếp cho ngành bất động sản khu công nghiệp. GVR, PHR, IDC là những cổ phiếu được xem xét.

Ngoài ra, các cổ phiêu riêng lẻ, được lọc theo câu chuyện riêng và sức mạnh giá theo phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư có thể quan tâm MWG với triển vọng bán lẻ, đầu tư dược phẩm và IPO Bách Hóa Xanh; PC1 với chiến lược mở rộng chuỗi giá trị đầu tư và đang phát triển cả bất động sản công nghiệp, trên nền năng lượng với lãi lớn từ năng lượng tái tạo; hay REE đầy hứa hẹn từ cả bất động sản, thủy điện, nước...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến lược “chân trong - chân ngoài” khi mua cổ phiếu tháng 9 tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713929424 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713929424 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10