Chiến lược đầu tư của NHG

Diendandoanhnghiep.vn Từ một đơn vị kinh doanh công nghệ thông tin, trong thời gian không dài, Tập đoàn Nguyễn Hoàng (NHG) đã tiến vào giáo dục và hiện thực hóa mục tiêu tiên phong Giáo dục Nhân bản của mình.

Chọn triết lý Giáo dục Nhân bản lấy con người làm trung tâm, NHG mang sứ mệnh đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam có trí tuệ, tâm hồn, thể lực và kỹ năng vượt trội để hội nhập quốc tế, làm công dân toàn cầu.

Mất 10 năm để “lớn”

Khoảng 20 năm trước, nhắc đến NHG, người ta nghĩ đến một cửa hàng máy tính và thiết bị tin học. Thế nhưng trong 10 năm trở lại đây, cùng với một thương hiệu công nghệ thông tin, NHG nổi lên như một thương hiệu lớn trong lĩnh vực giáo dục mà sức mạnh phía sau là tài chính và tầm nhìn chiến lược.

Năm 2007, NHG rẽ hướng đầu tư giáo dục với ngôi trường iSchool đầu tiên. Hơn 10 năm là một quãng thời gian không dài của doanh nghiệp ở lĩnh vực mà chính Tập đoàn xác nhận là “vũ khí mạnh mẽ nhất để thay đổi thế giới”. Khoảng thời gian đó không dài so với lịch sử 24 năm kể từ khi VN có ngôi trường đại học ngoài công lập đầu tiên.

Trong khoảng thời gian bằng hơn 2 khóa học của cấp giáo dục đại học, NHG đã nhanh chóng mở rộng quy mô và vươn lên, khẳng định một thương hiệu trải rộng 15 tỉnh, thành phố trên cả nước, trở thành “người dẫn đầu thị trường giáo dục tư thục Việt Nam” với hơn 40 cơ sở giáo dục, đào tạo hơn 40.000 học sinh, sinh viên cùng 8 thương hiệu giáo dục.

NHG có gì?

 Ở cấp mầm non, hiện NHG có hệ thống Trường Mầm non Quốc Tế Saigon Academy- SGA đào tạo trẻ từ 0-6 tuổi với 7 cơ sở tại TP.HCM. Hệ thống trường Hội nhập Quốc tế iSchool đào tạo liên cấp từ mầm non đến phổ thông với 13 cơ sở nằm ở Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, TP.HCM, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu - tức là từ Trung đổ vào Nam.

Ở phân khúc song ngữ, hệ thống Trường Quốc tế song ngữ Học Viện Anh Quốc của NHG đi từ mầm non lên tiểu học và trung học, có cơ sở ở Bà Rịa-Vũng Tàu và TP.HCM.

150 là tổng số cơ sở trường, cùng 10 Thành phố giáo dịch mà Tập đoàn NHG đặt mục tiêu trong vòng 5 năm tới.

Theo chuẩn quốc tế, NHG có Trường Quốc tế Bắc Mỹ- SNA đào tạo từ kindergarten đến lớp 12 với chương trình Tú tài Quốc tế (IB), đặt cơ sở tại TP.HCM.

Ở bậc đại học, NHG có Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu (BVU), Trường ĐH Gia Định (GĐU) và Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (HIU). Lĩnh vực du học, NHG có Viện hợp tác Quốc tế và Du học-iStudent.

Như vậy, với chuỗi khép kín đầy đủ các cấp, NHG đã hoàn thiện một hệ sinh thái giáo dục của riêng mình. Lưu ý rằng hoàn thiện chuỗi giáo dục khép kín là một “mơ ước” - mục tiêu không chỉ của NHG. Nhiều ông lớn VinEdu của Vingroup hay TTCEdu của Thành Thành Công (TTC), và những thương hiệu giáo dục tư thục theo chuỗi như Việt Mỹ (VASS), Á Châu… cũng đã và đang hướng đến điều đó. Trong đó, ở góc độ nhà đầu tư góp vốn, VIC với hệ thống tiểu học-trung học, TTC cũng vậy và có thêm đào tạo nghề, là 2 tổ chức đang hợp sức mang đến sự thay đổi “chuỗi cung ứng” trong giáo dục. Bởi đây cũng chính là 2 trong số các cổ đông lớn của NHG. Và điều đó phần nào lý giải tiềm lực tài chính, lẫn cách thức NHG mở đường đi ra thị trường.

Sở hữu và sáp nhập

Trong 3 năm gần đây, NHG tăng đầu tư thần tốc. Điều đó cũng trùng khớp giai đoạn sẵn sàng và tăng vốn từ 105 tỷ đồng lên 2.500 tỷ đồng (2013-2018). Các thương vụ cũng lần lượt được lộ diện. Năm 2015, NHG sở hữu HIU. Năm 2016, NHG nhận sáp nhập BVU và SNA. Riêng GDU, một trường Đại học tư thục thành lập vào 2007 cũng vừa gia nhập Tập đoàn này.

Gần nhất năm 2018, theo nhiều nguồn tin, NHG đang thực thi kiểm toán HSU -Trường ĐH Hoa Sen. Có lẽ thương vụ đầu tư HSU chỉ còn cần thêm thời gian để đi đến giai đoạn công bố chính thức (?!).

Không ngừng lan rộng trong giáo dục, NHG hiện đang đầu tư phát triển cả mô hình Thành phố Giáo dục Quốc tế (IEC) theo “vòng tròn cung cầu” giáo dục - học tập gắn liền với hút đầu vào, tạo cơ hội cho đầu ra- sinh viên ra trường có việc làm tại chỗ. Mô hình này đã được khởi công tại Quảng Ngãi tháng 3/2018, quy tụ đầy đủ các cấp bậc giáo dục mà hệ thống NHG đang có và dự kiến sẽ mở lần lượt tại một số tỉnh thành khác.

Trong 5 năm tới, NHG đặt mục tiêu có trên 150 cơ sở trường, 10 TP Giáo dục quốc tế và 200.000 sinh viên - học sinh theo học. Đại diện NHG cho biết để đạt được điều đó, NHG sẵn sàng đầu tư và đầu tư mạnh hơn nữa. Hứa hẹn, lĩnh vực đầu tư giáo dục có thể sẽ còn được chứng kiến thêm nhiều bước đi chưa công bố trước của HNG.

Cơ hội M&A trong giáo dục

Với 95 triệu dân và cơ cấu lao động vàng chiếm hơn 41% người lao động có thu nhập, có gia đình và con cái, nhu cầu chi tiêu cho giáo dục luôn được dự báo sẽ tăng mạnh ở VN. Cùng với xu hướng đô thị hóa tiếp tục lan rộng, phát triển giáo dục quốc gia sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu để nâng cao kỹ năng lực lượng lao động và tăng năng suất làm việc. Do đó, các nhà đầu tư giáo dục sẽ có cơ hội lớn để cạnh tranh với hệ thống giáo dục công lập, cạnh tranh với hệ thống giáo dục quốc tế đang: Hoặc đổ xô vào VN hoặc thu hút ngoại tệ của người Việt đi du học ở nước ngoài.

Thống kê của Savills VN cho thấy, M&A là 1 trong những con đường ngắn nhất để các nhà đầu tư mở rộng quy mô, tăng cường chiếm lĩnh thị trường. Đã có nhiều thương vụ M&A trong giáo dục diễn ra: Cognita, một quỹ giáo dục, đã mua Trường Quốc tế TP.HCM (ISHCMC) và Trường Tiểu học Saigon Pearl. Quỹ North Anglia đã mua Trường Quốc tế Anh Quốc (BIS), và TPG, một quỹ đầu tư Mỹ, đã sát nhập Trường Việt – Úc (VAS). EQT đầu tư vào ILA, một chuỗi trung tâm tiếng Anh lớn tại Việt Nam. IFC đầu tư vào chuỗi trung tâm tiếng Anh Hội Việt – Mỹ (VUS); Mekong Capital đầu tư và trung tâm tiếng Anh YOLA; và IAE đầu tư vào Western University. “Luồng vốn đầu tư lớn vào các trường quốc tế cho thấy tiềm năng phát triển của giáo dục quốc tế tại Việt Nam”, ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cho biết.

Nhưng Savills, nhà tư vấn quản lý bất động sản (BĐS)- tại sao lại đi quan tâm giáo dục và giáo dục liên quan gì đến BĐS? Câu trả lời có lẽ sẽ lại mang đến 1 từ khóa, giải mã bí quyết cạnh tranh của các thương hiệu giáo dục lớn: Đó là cơ sở hạ tầng- cơ sở học tập của mọi cấp học sinh, sinh viên và hơn thế. Khi nhu cầu thụ hưởng giáo dục chất lượng cao tăng lên, đòi hỏi hạ tầng giáo dục đẳng cấp, hoàn thiện cũng phải tăng theo. Hiện tượng các Tập đoàn, các nhà phát triển hạ tầng, bất động sản đi đầu tư giáo dục và ngược lại, ở những năm gần đây, đang giải mã thêm cho xu hướng này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến lược đầu tư của NHG tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713500787 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713500787 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10