Chiến lược đầu tư nửa cuối năm 2022

Diendandoanhnghiep.vn Các chuyên gia cùng cho rằng, từ nay đến cuối năm nhà đầu tư nên đào sâu tìm hiểu và nâng cao năng lực đánh giá chất lượng sản phẩm đầu tư để có sự cân nhắc, lựa chọn phù hợp.

>> Thị trường chứng khoán Việt Nam liệu đã rẻ?

VN-Index có thể xoay quanh mốc 1.200

Nửa đầu năm 2022, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới đạt kỷ lục cao hơn so với năm 2021, nhưng diễn biến trên thị trường lại cho thấy xu hướng ngược lại, khi đây là giai đoạn khó khăn của thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu, không chỉ riêng Việt Nam. Các lớp tài sản biến động đa dạng, trái chiều, trong đó có cổ phiếu, trái phiếu, vàng, tiền ảo,... đều rơi vào tình trạng trì trệ, sụt giảm.

Theo chuyên gia, xét trên cả bình diện quốc tế và Việt Nam, thì VN-Index dao động từ 1.100-1.300 điểm là hợp lý

Theo chuyên gia, xét trên cả bình diện quốc tế và Việt Nam, thì VN-Index dao động từ 1.100-1.300 điểm là hợp lý

Trong bối cảnh các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, giới tài chính toàn cầu đã có những lo ngại rằng kinh tế sẽ đình trệ và lạm phát cao. Ngược lại ở Việt Nam, các chỉ số vĩ mô lại cho thấy bối cảnh có vẻ khác khi GDP công bố trong quý 2 với những con số tăng mạnh; sức ép về lạm phát, nhập khẩu lạm phát và đặc biệt sức ép từ chi phí khi giá xăng dầu tăng cao, nhưng các chỉ số giá tiêu dùng CPI tại Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý.

Theo ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc khối dịch vụ đầu tư và quản lý tài sản CTCK Tân Việt đánh giá, lượng tài khoản mở mới tăng cao do hiệu ứng của năm trước và do eKYC của các ngân hàng dẫn đến việc kết nối dữ liệu nhanh, nhiều khách hàng mở tài khoản ngân hàng thì mặc định được mở tài khoản chứng khoán, nhưng đầu tư thực thì không như năm trước, trong khi điều quan trọng trên TTCK vẫn là dòng tiền.

Ông Du cho rằng, giai đoạn giảm vừa qua rất khốc liệt với bối cảnh vĩ mô thế giới đã có sự thay đổi chóng mặt, các chuyên gia nước ngoài ngay từ đầu năm đều có nhận định tích cực, nhưng đến nay đã phải đảo ngược toàn bộ liên quan đến xung đột của Nga – Ukraine, lạm phát, lãi suất căng thẳng và lo sợ suy thoái...

Từ nay đến cuối năm, nếu xếp Việt Nam trong bối cảnh thế giới thì vĩ mô của Việt Nam rất tốt, được ví như “học sinh giỏi trong một lớp cá biệt” khi GDP tăng trưởng ổn định, lạm phát vẫn dưới 4%, tỷ giá ổn định,... các điều hành tương đối tốt. Trước lo ngại suy thoái, đồng USD tăng giá, tiền tệ của các quốc gia mất giá so với USD cùng tâm lý sợ hãi, dù chưa biết thị trường tốt xấu ra sao, nhưng xu hướng tháo chạy đã xuất hiện.

“Tôi kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ xoay quanh mốc 1200 điểm, giống như giai đoạn năm 2018. Còn xét trên cả bình diện quốc tế và Việt Nam, thì VN-Index dao động từ 1.100-1.300 điểm là hợp lý.

Về đầu tư có hai khía cạnh là đầu tư tích sản, khi thị trường càng thấp thì càng mua và với điều kiện thị trường như bây giờ cũng là rất thuận lợi so với cách đây 2-3 tháng, nhà đầu tư cũng rất dễ dàng lựa chọn cổ phiếu.

Với những người đầu cơ, theo tôi vẫn tham gia được thị trường lúc này, vì có nhiều cổ phiếu sẽ biến động mạnh hơn chỉ số VN-Index và những cổ phiếu có câu chuyện nổi bật sẽ nổi trội hơn trên thị trường, chỉ cần thị trường đi ngang thôi là các cổ phiếu đó cũng sẽ tỏa sáng. Nhưng có một lưu ý là từ nay đến cuối năm, thanh khoản sẽ rất yếu rất khó kỳ vọng dòng tiền quay lại như trước.

Để những cổ phiếu bluechips tăng giá khoảng vài chục phần trăm là rất khó, hay cổ phiếu Penny hầu hết là cổ phiếu rác cũng rủi ro, nhưng những cổ phiếu Midcap, vốn hóa vừa phải sẽ phù hợp hơn. Nhà đầu tư nên cố gắng tìm ra các câu chuyện nổi bật như có sản phẩm mới, chiến lược bán vốn cho đối tác, có tình hình kinh doanh hoặc có kỳ vọng mới. Vấn đề là cần đào sâu tìm hiểu hơn nữa để có sự cân nhắc, lựa chọn phù hợp”, ông Nguyễn Trung Du phân tích.

>> Quý 2/2022, nhóm ngành nào dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp?

Thị trường trái phiếu vẫn tiềm năng

Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), theo bà Nguyễn Thanh Hiếu, Giám đốc đầu tư công ty quản lý Quỹ PVCombank Capital nhận xét, thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu hay có quan hệ đảo ngược với nhau. Khi thị trường cổ phiếu có những biến động mạnh thì nhà đầu tư sẽ có xu hướng tìm đến kênh đầu tư an toàn hơn, bởi vì bản chất của các công cụ đầu tư thời hạn cố định thường đem lại thu nhập đều đặn. Tuy nhiên thời gian vừa qua, thị trường cổ phiếu có những trồi sụt rất mạnh, đồng thời thị trường trái phiếu cũng bị biến động mạnh theo, vì thế nhà đầu tư e ngại với cả hai thị trường và khi chỉ số sợ hãi lên cao thì tốt hay xấu đều rút đi mà không quay lại.

Đến nay, việc mua bán trái phiếu đã nhộn nhịp trở lại tuy chưa bằng thời điểm trước tháng 4, nhưng cũng đã có những tín hiệu tích cực về phía nhà đầu tư cá nhân

Đến nay, việc mua bán trái phiếu đã nhộn nhịp trở lại tuy chưa bằng thời điểm trước tháng 4, nhưng cũng đã có những tín hiệu tích cực về phía nhà đầu tư cá nhân

Cụ thể trong tháng 4, các nhà đầu tư trái phiếu có hai động thái: Một là yêu cầu các đơn vị phát hành, các đơn vị phân phối tất toán trước hạn; và Hai là không mua các tài sản phát hành mới nữa.

“Là một công ty quản lý Quỹ, chúng tôi nhận thấy sự kiện Tân Hoàng Minh xảy ra ở giai đoạn này là cần thiết, về mặt dài hạn sẽ có tác dụng lâu dài cho việc minh bạch hóa thị trường. Vừa qua, nhiều doanh nghiệp dựa trên nhu cầu nguồn vốn mà phát hành liên tục, không để ý đến các chỉ tiêu tài chính, dẫn đến việc thiếu hụt về dòng tiền trả nợ, trong đó Tân Hoàng Minh chỉ là một trường hợp, còn thị trường vẫn còn có rất nhiều các bên khác liên tục phát hành mới để đảo nợ.

Sau khi sự cố xảy ra, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài chính, các đơn vị ban ngành có liên quan đã có những rà soát rất kịp thời, tổ chức thanh tra các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại để đánh giá lại danh mục đầu tư trái phiếu cũng như quy trình phát hành trái phiếu tại các đơn vị. Sau đó, các bên bắt đầu làm chuẩn chỉnh hơn và đến tháng 6 lại bắt đầu túc tắc phát hành trở lại.

Đến nay, việc mua bán trái phiếu đã nhộn nhịp trở lại tuy chưa bằng thời điểm trước tháng 4, nhưng cũng đã có những tín hiệu tích cực về phía nhà đầu tư cá nhân. Tôi không nghĩ rằng không nên đầu tư tiếp, bởi vì trái phiếu vẫn là một kênh tương đối an toàn trong rổ tài sản của một khách hàng”, bà Hiếu nói.

Cũng theo vị chuyên gia, điều quan trọng là nhà đầu tư mua trái phiếu gì, mua ở đâu và mua qua ai? Khi đầu tư vào một trái phiếu có rất nhiều tiêu chí cần phải đánh giá như:

Thứ nhất, việc xếp hạng tín nhiệm trên thị trường hiện còn rất sơ khai và mới chỉ áp dụng bắt buộc cho doanh nghiệp phát hành ra công chúng, nên nhà đầu tư phải đánh giá được uy tín của nhà phát hành trên cơ sở báo cáo tài chính nếu tiếp cận được.

Thứ hai, về lãi suất phát hành và lãi suất mua bán của các nhà đầu tư, chúng ta cần phải đánh giá tương quan lãi suất đó so với mặt bằng thị trường, cũng như tương quan với rủi ro của doanh nghiệp với mục đích phát hành của doanh nghiệp. Trong đó cần khảo sát được thị trường là kỳ hạn này thì lãi suất ra sao, loại hình doanh nghiệp như thế nào, ví dụ với bất động sản, tài chính ngân hàng là bao nhiêu...

Thứ ba, là các điều kiện điều khoản đi kèm trái phiếu như tài sản đảm bảo, bảo lãnh thanh toán của các ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác cũng như cam kết mua lại của các bên thứ ba. Đó là những điều kiện giúp nhà đầu tư có một lối thoát khi rủi ro xảy ra khi tổ chức phát hành không trả được nợ.

Thứ, tổ chức tư vấn phát hành cho TPDN cũng cần được quan tâm. Nếu tư vấn không chuyên nghiệp, phát hành càng nhiều càng tốt nhưng không đánh giá được dòng tiền, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và mục đích phát hành thì cũng rất rủi ro.

Thứ năm, nhà đầu tư mua qua ai? TPDN được bán cho khách hàng cá nhân tăng chủ yếu được bán qua các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại, bởi vì nó tăng trưởng quá nhanh nên chất lượng của tư vấn viên chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt hiểu biết nghiệp vụ. Rất nhiều người cho biết chỉ quan tâm đến lãi suất, hoa hồng cao hay thấp chứ không quan tâm đến tổ chức phát hành ra sao.

“Để đầu tư vào trái phiếu với những điểm có thể đánh giá được toàn bộ tiêu chí như đã đề cập là rất khó với một nhà đầu tư cá nhân không chuyên nghiệp đúng nghĩa. Vì thế,chúng ta vẫn có thể tham gia vào thị trường này nhưng nên thông qua các chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp, đầu tư qua ủy thác, hoặc các quỹ đầu tư trái phiếu.

Một điểm tôi rất muốn cập nhật đó là tới đây, chuẩn bị có Nghị định thay đổi nghị định 153/2020 của Chính phủ liên quan đến phát hành trái phiếu riêng lẻ, với nhà đầu tư cá nhân sẽ có phần thay đổi quy định về xác nhận nhà đầu tư chuyên nghiệp. Trước đây, các bên thường làm các giao dịch kỹ thuật xác nhận thu nhập thuế cuối năm để xác nhận cho nhà đầu tư trở thành chuyên nghiệp để mua trái phiếu riêng lẻ. Nhưng sắp tới quy định là cần phải duy trì một số dư tài khoản 2 tỷ đồng trong vòng 6 tháng đến 1 năm và để làm kỹ thuật việc này quả là khó, cho nên việc tham gia mua trái phiếu nên thực hiện qua các đơn vị quản lý chuyên nghiệp là vẫn hơn”, chuyên gia tại PVCombank Capital khuyến nghị.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến lược đầu tư nửa cuối năm 2022 tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711720032 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711720032 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10