Khoảng 70-80 F0 tử vong mỗi ngày, Việt Nam có chiến lược mới ra sao?

Diendandoanhnghiep.vn Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải: Bước đầu, chúng tôi nhận định, tử vong xuất hiện ở bệnh nhân Covid-19 mắc bệnh nền, bệnh mãn tính hoặc trường hợp người cao tuổi, sức khỏe suy giảm,...

Trước ý kiến về việc Việt Nam cơ bản đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine ở người trên 18 tuổi nhưng thời gian gần đây, số ca Covid-19 tử vong có dấu hiệu gia tăng trở lại, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khẳng định, theo thống kê chung, tỷ lệ bệnh nhân tử vong ở nước ta vẫn thấp hơn thế giới.

>>F0 tăng mạnh, Hà Nội hỏa tốc thiết lập khu điều trị COVID-19 trong cả bệnh viện công và tư

Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng đã giao Cục Quản lý khám, chữa bệnh đánh giá nguyên nhân cụ thể. Theo nhận định bước đầu, những ca tử vong chủ yếu xuất hiện ở bệnh nhân bị mắc bệnh nền, mãn tính, người cao tuổi sức khỏe suy giảm.

Để hạn chế bệnh nhân tử vong, Bộ Y tế đã có hướng dẫn để các trường hợp F0 không triệu chứng, mắc bệnh nhẹ điều trị tại nhà, những trường hợp nặng đưa vào cơ sở điều trị. Bộ Y tế cũng đang tiếp cận các loại thuốc điều trị trên thế giới, để đáp ứng yêu cầu điều trị bệnh nhân nặng khi các thuốc này được cấp phép và có hướng dẫn cụ thể. 

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khẳng định, theo thống kê chung, tỷ lệ bệnh nhân tử vong ở nước ta vẫn thấp hơn thế giới.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khẳng định, theo thống kê chung, tỷ lệ bệnh nhân tử vong ở nước ta vẫn thấp hơn thế giới.

“Hy vọng, khi thuốc được đưa vào đầy đủ, đúng hướng dẫn sẽ góp phần điều trị, giảm tử vong”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, khi dịch bùng phát, Bộ Y tế đã giao cho Viện Pasteur, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đánh giá về kháng thể ở người tiêm vaccine Covid-19 để xem hiệu quả của vaccine như thế nào. Các đơn vị đang nghiên cứu về kháng thể ở người tiêm vaccine. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị sớm báo cáo kết quả nghiên cứu để công bố thông tin rộng rãi đến người dân.

Về vấn đề đánh giá kháng thể sau tiêm vaccine để đánh giá hiệu quả vaccine, ông Đỗ Xuân Tuyên khẳng định: “Không phải bây giờ mà ngay từ đầu khi dịch Covid-19 xảy ra, Bộ Y tế đã giao các Viện nghiên cứu đánh giá vấn đề này, hiện các viện đang nghiên cứu. Chúng tôi đề nghị sớm công bố nghiên cứu, báo cáo kết quả cho Bộ về các trường hợp đã tiêm vaccine hoặc nhiễm SARS-CoV-2”.

Chuyên gia hiến kế giảm tỷ lệ F0 tử vong

Các chuyên gia cho rằng tình hình F0 tăng ở thành phố chưa đáng lo ngại, chỉ cần tập trung bảo vệ nhóm người lớn tuổi, bệnh nền bởi tỷ lệ tử vong ở nhóm này còn cao.

Trong tháng 10, giai đoạn mới nới lỏng giãn cách, số ca mắc mới, F0 nặng nhập viện, tử vong đều giảm dần, thì vài tuần nay, các chỉ số này xu hướng tăng trở lại. Gần đây, khoảng 70-80 F0 tử vong mỗi ngày, gấp 3-4 lần so với cuối tháng 10. Riêng ngày 5/12, thành phố ghi nhận 94 trường hợp tử vong, là con số cao nhất trong hai tháng qua.

14 ngày qua, số ca mắc mới tại TP HCM tăng 19% so với nửa tháng trước. Số nhiễm hàng ngày từ 7/11 vượt 1.000, có khi lên đến hơn 1.800 (ngày 26/11). Tỷ lệ nhiễm trên 100.000 dân trong tuần qua tăng từ 93,8 lên 107,3.

Tuần qua, một số quận huyện tăng nguy cơ dịch sang cấp độ vàng - cam, tức vùng xanh của thành phố đang bị thu hẹp. Trong đó, nguy cơ dịch ở quận 4 tăng từ cấp 2 lên cấp 3 và là địa phương "vùng cam" duy nhất tại thành phố. Quận 11 và Cần Giờ tăng từ cấp 1 lên cấp 2. Cấp độ dịch ở 3 quận này tăng chủ yếu do ca nhiễm tăng.

Đánh giá tình hình TP HCM, Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng (Trưởng Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP HCM) cho rằng tỷ lệ ca mắc mới trên 100.000 dân tại thành phố không cao so với nhiều quốc gia khác. F0 tăng phù hợp với tình hình thành phố mở cửa, điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động trở lại nhộn nhịp, doanh nghiệp tái sản xuất. "Vấn đề đáng quan ngại là số ca tử vong còn cao", ông Dũng nói.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng (Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy) nhận định F0 tăng khi nới giãn cách là điều đã nằm trong dự đoán. Về mức độ tăng, sau một thời gian tăng từ vài trăm lên hơn 1.000 thì gần đây ổn định ở khoảng 1.300-1.500, không ghi nhận sự tăng đột biến. "Điều này cho thấy F0 tăng nhưng vẫn trong giới hạn cho phép, kiểm soát được", bác sĩ Hùng nói và thêm rằng "quan trọng là phải tiếp tục khống chế tỷ lệ tử vong".

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (cố vấn Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1) cũng cho rằng số ca nhiễm tăng là tất yếu trong bối cảnh thành phố mở cửa. Với chủng virus mới, nếu khống chế được số tử vong, việc tăng ca nhiễm là điều tốt vì sẽ tạo miễn dịch cộng đồng.

Theo các chuyên gia, điều quan trọng hiện nay là tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ, gồm người lớn tuổi, người mắc bệnh nền.

Theo các chuyên gia, điều quan trọng hiện nay là tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ, gồm người lớn tuổi, người mắc bệnh nền.

Tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ bao gồm người lớn tuổi, người có bệnh nền

Theo các chuyên gia, điều quan trọng hiện nay là tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ, gồm người lớn tuổi, người mắc bệnh nền. Thống kê của Sở Y tế TP HCM ghi nhận số bệnh nhân Covid-19 tử vong đang tập trung ở nhóm có bệnh lý nền, tuổi trên 50, bệnh nhân chưa tiêm chủng vaccine, chưa dùng thuốc kháng virus.

Từ thực tế điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy - một trong những đơn vị tuyến cuối tiếp nhận F0 nặng, nguy kịch của thành phố, bác sĩ Hùng cho rằng phần lớn bệnh nhân nặng là người chưa chích ngừa hoặc chích ngừa chưa đầy đủ. Trong đó, một số người có bệnh nền cấp tính diễn tiến nặng như bệnh nhân ung thư đang hóa trị, xạ trị, người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch... trước đây phải tạm hoãn chích ngừa. "Bản thân những bệnh nền này đã rất khó chữa, nếu thêm Covid-19 thì khả năng chống đỡ rất kém, khó điều trị, dễ tử vong", bác sĩ Hùng nói.

>>Bộ Y tế: Nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập vào Việt Nam rất lớn

Bác sĩ Hùng khuyến cáo những người giai đoạn vừa qua thuộc nhóm trì hoãn tiêm vaccine, nay đã kiểm soát ổn định thì mau chóng liên hệ y tế địa phương để được kịp thời phủ vaccine. Người lớn tuổi, bệnh nền chưa chịu tiêm vaccine Covid-19 cần hiểu đúng về vai trò vaccine, không nên chần chừ, e ngại vì đây là nhóm trở nặng rất nhanh nếu chẳng may trở thành F0.

Ngoài ra, theo bác sĩ Khanh, người lớn tuổi, bệnh nền khi có cơ hội tiêm bổ sung và tiêm nhắc mũi thứ 3 thì cần tiêm sớm, bởi nhóm này đáp ứng miễn dịch kém hơn nên tiêm xong hai mũi cơ bản vẫn có nguy cơ mắc bệnh, trở nặng cao hơn. Trong đó, mũi bổ sung được tiêm sau liều cơ bản ít nhất 28 ngày, dành cho người có tình trạng suy giảm miễn dịch, dù đã tiêm đủ hai mũi nhưng nồng độ kháng thể không cao (người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang hoặc đã sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong 6 tháng...). Mũi nhắc lại được thực hiện sau 3-6 tháng vì sau khoảng thời gian này nồng độ kháng thể giảm xuống.

"Nếu một bệnh có sẵn miễn dịch cộng đồng, tiêm hai mũi cơ bản có thể đáp ứng tốt. Riêng với virus mới, chưa đạt miễn dịch cộng đồng thì cần thiết phải tiêm bổ sung và tiêm nhắc cho nhóm nguy cơ", bác sĩ Khanh phân tích.

Các bác sĩ lưu ý, nếu chẳng may mắc Covid-19, những người bệnh nền, lớn tuổi phải tiếp cận ngay với cơ sở y tế để điều trị kịp thời, không chủ quan. Những người này cần được sử dụng sớm các thuốc kháng virus. Bên cạnh đó, phó giáo sư Dũng khuyến cáo người bệnh không tùy tiện lạm dụng thuốc corticoid (kháng viêm), kháng đông, kháng sinh theo các toa thuốc được chia sẻ trên mạng mà cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. "Dùng corticoid sớm ngay từ ban đầu, dùng với liều lượng không phù hợp có thể gây nguy hiểm", phó giáo sư Dũng nói.

 

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khoảng 70-80 F0 tử vong mỗi ngày, Việt Nam có chiến lược mới ra sao? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711663388 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711663388 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10