Chiến lược sản xuất tiêu thụ nông sản còn luẩn quẩn, bế tắc

Diendandoanhnghiep.vn Chúng ta phải thay đổi, "thích ứng với thiên hạ", phải tập trung chuyển từ xuất khẩu nông sản theo đường tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch.

>> Để nông sản không ùn tắc ở cửa khẩu: Đâu là giải pháp căn cơ?

fd

Bộ Công Thương đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và các địa phương có phương án quy hoạch lại vùng trồng, vùng nuôi, phải bám sát tín hiệu của thị trường.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã nhấn mạnh điều này khi trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về vấn đề ùn ứ hàng nông sản ở các cửa khẩu.

Liên quan đến việc giải quyết ùn ứ nông sản ở các cửa khẩu phía Bắc, Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (đoàn Thái Nguyên) đã có câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên. Vị Đại biểu đặt vấn đề: "Chúng ta có tiến hành các hoạt động giao thiệp, tuy nhiên, tình trạng diễn ra trong những năm vừa qua là khi giao thiệp, các cửa khẩu được mở, còn khi công tác này không được tiến hành thì lại đóng. Câu chuyện ở đây, chúng tôi muốn Bộ trưởng nói rõ hơn về các giải pháp cơ bản. Bộ trưởng có nói về quy hoạch sản xuất nhưng quy hoạch phải tính đến việc ứng phó với các biện pháp từ phía bạn. Vừa qua, nước bạn nâng hàng rào kỹ thuật hàng hóa lên nhiều, trong khi chúng ta thì không nâng hàng rào kỹ thuật từ phía chúng ta, nên có tình trạng hàng Trung Quốc vào Việt Nam rất dễ, mà hàng chúng ta sang Trung Quốc khó".

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, thực tế, chiến lược phòng chống dịch của Việt Nam và nước bạn (Trung Quốc - PV) là có khác biệt, đến thời điểm này là không giống nhau. "Ta thì thích ứng an toàn, bạn thì "zero-covid", nên thời điểm trước Tết, mặc dù hàng hóa ùn ứ rất lớn, chúng ta cũng tích cực giao thiệp. Việc giao thiệp chủ yếu để bàn phương thức giao nhận hàng hóa để an toàn cho cả hai bên, vì mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho người dân là trên hết" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Sau Tết, dịch bùng phát ở phía Bắc, đặc biệt là khu vực biên giới. 3 cửa khẩu tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, phía bạn phải phong tỏa cả thành phố. Với chính sách "zero-covid" và các sự kiện lớn diễn ra ở nước bạn, thì các cửa khẩu lại đóng.

Bộ trưởng cho biết, việc đóng mở cửa khẩu là trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, hàng nông sản đạt tiêu chuẩn hay không không chỉ là trách nhiệm của ngành Công thương. Song, theo Bộ trưởng, các Bộ Ngoại giao, Công thương, Nông nghiệp cũng đã phối hợp rất tốt để giải quyết bài toán này.

Về các biện pháp kỹ thuật, Bộ trưởng nhấn mạnh: "Ngoại giao là trên hết, khi không ngoại giao được mới phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật".

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng nhấn mạnh rằng, thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường lớn. Ngay cả các quốc gia ở rất xa vẫn tìm đến Trung Quốc để giao thương, thì không lý gì chúng ta không bán cho họ. Không chỉ Trung Quốc, mà các quốc gia đều đưa ra tiêu chuẩn hàng hóa rất cao, đòi hỏi người sản xuất phải tuân theo quy định. 

Trước câu hỏi của đại biểu Siu Hương (Gia Lai) về giải pháp khắc phục tình trạng nông sản ùn ứ, đứt gãy trong chuỗi cung ứng, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhận định "chiến lược sản xuất và tiêu thụ nông sản rõ ràng còn luẩn quẩn, nhiều bế tắc".

Để giải được bài toán này, đã không dưới ba lần trong hai năm qua, Bộ Công Thương đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và các địa phương có phương án quy hoạch lại vùng trồng, vùng nuôi, phải bám sát tín hiệu của thị trường.

"Ở nền kinh tế thị trường, người sản xuất ngay từ lúc bắt đầu phải trả lời được 3 câu hỏi: sản xuất gì, bán ở đâu, cho ai. Nếu cứ cách làm cũ, tức có gì làm nấy, có gì bán nấy thì thật sự chúng ta bị động", Bộ trưởng nói.

Ví dụ thanh long ruột đỏ tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, có thời điểm rớt giá chỉ còn 2.000 đồng/kg, thì vấn đề nằm cách thức, định hướng sản xuất. Nhu cầu hàng hóa tiêu dùng, nhất là những sản phẩm trái cây ở vùng nhiệt đới như Việt Nam rất được quan tâm tại các thị trường lớn, như các nước ôn đới. Những dòng sản phẩm như thanh long được sản xuất ở vùng đáp ứng được yêu cầu của thị trường này thì xuất đi rất tốt, qua đường biển, đường hàng không, đường sắt. Nhưng vấn đề là chúng ta lại không muốn làm theo tiêu chuẩn đó hoặc chưa làm được như thế.

>> Cần khảo sát đầy đủ thị trường Trung Quốc

fd

Bài toán quan trọng cần giải là phải nỗ lực bằng mọi cách để giải quyết ùn tắc ở các cửa khẩu.

Nhưng đó là câu chuyện dài hạn, còn trước mắt, bài toán quan trọng cần giải là phải nỗ lực bằng mọi cách để giải quyết ùn tắc ở các cửa khẩu.

Bộ Công Thương cũng như Chính phủ đã có nhiều cuộc họp bàn và trao đổi với các đối tác phía Trung Quốc. Những ngày gần đây, tình hình Covid-19 tại Trung Quốc phức tạp, phía bạn thực hiện chính sách "zero Covid" phong tỏa nhiều thành phố. Giải pháp trong ngắn hạn là cùng phối hợp với phía Trung Quốc để có được những vùng an toàn để đẩy nhanh tốc độ thông quan, giải quyết được vấn đề trước mắt.

Với diễn biến phức tạp phân bón hay những mặt hàng có nhu cầu cao, Bộ trưởng khẳng định sẽ cùng các bộ ngành có liên quan đề xuất những cơ chế, như hỗ trợ thuế với các doanh nghiệp tham gia quá trình sản xuất, lưu thông mặt hàng này, hoặc có những hỗ trợ phù hợp khác để các đối tượng dễ bị tổn thương có thể vượt qua.

Về lâu dài, chúng ta phải thay đổi, "thích ứng với thiên hạ", phải tập trung chuyển từ xuất khẩu nông sản theo đường tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch. Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có trách nhiệm xây dựng đề án để chuyển xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch qua biên giới.

Hiện tiêu chuẩn, tiêu chí để xuất hàng tiểu ngạch, chính ngạch qua biên giới đã được Bộ Công Thương trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

"Điều này không ai mong muốn cả. Thế giới cũng đang mong giống chúng ta là làm sao sớm thoát qua cảnh khó khăn này. Nhưng trong lúc khó, với những gì chúng ta có thì phải cố gắng nỗ lực hết mình để thực hiện", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

“Chúng ta hiện đã là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do nhưng nếu không nâng năng lực sản xuất, khả năng thích ứng để đáp ứng nhu cầu thị trường thì sẽ thua ngay trên sân nhà, trở thành thị trường tiêu thụ cho đối tác. Gần 100 triệu dân của chúng ta là thị trường hấp dẫn đối với các nước. Trong khi đó hàng sản xuất của chúng ta rất nhiều nhưng đưa đi thì rất khó. Vì ngay cả bán trong nước cũng chưa chắc đã được chào đón thì bán ra nước ngoài làm sao được”, Bộ trưởng cảnh báo.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến lược sản xuất tiêu thụ nông sản còn luẩn quẩn, bế tắc tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713418050 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713418050 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10