Cần xây dựng những “con sếu đầu đàn” trong kinh tế tư nhân thông qua định hướng chính sách và đối thoại, từ đó chọn lọc và phát triển thành phần kinh tế tư nhân.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Một khu vực tư nhân lớn mạnh, bền vững, bên cạnh khu vực DNNN hiệu quả hơn, khu vực kinh tế HTX năng động hơn sẽ tạo ra một tương lại thịnh vượng, bền vững hơn cho nền kinh tế Việt Nam.
“Khu vực kinh tế trong nước giàu tiềm lực, có tầm ảnh hưởng vượt biên giới quốc gia, sẽ góp phần lan tỏa sức mạnh mềm và ảnh hưởng của chúng ta trong khu vực và toàn cầu, không chỉ về phương diện kinh tế, mà trên tổng thể nhiều phương diện chiến lược khác”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Vai trò là vậy, nhưng thực tế, khu vực kinh tế tư nhân trong nước hiện đang tạo ra khoảng 42% GDP, 30% ngân sách Nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước. Điều đáng nói, các ý kiến đều cho rằng, những thành công này chỉ là bước đầu, nhiều thách thức trong phát triển kinh tế tư nhân chưa được khắc phục, nhưng kết quả đạt được vẫn còn thấp xa so với mức tiềm năng.
“Môi trường kinh doanh chưa thật sự thuận lợi, nhiều rào cản còn hạn chế kinh tế tư nhân”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn văn Bình nhận định.
Đơn cử, ông Trương Gia Bình, Trưởng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính) cho biết, doanh nghiệp nhận thấy vẫn còn tình trạng “trên trải thảm đỏ, dưới rải đinh” nên cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mạnh mẽ.
Nhất là các doanh nghiệp đánh giá, mới chỉ có khoảng 30% các kiến nghị đã được xử lý, khoảng 50% ý kiến được chỉ đạo và chuẩn bị triển khai, hơn 10% kiến nghị được triển khai chưa rõ nét.
“Theo thống kê, trong top 10 doanh nghiệp đóng thuế cao nhất thì có 5 doanh nghiệp nhà nước và 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chưa xuất hiện doanh nghiệp tư nhân”, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình cho biết.
Có thể bạn quan tâm
20:12, 02/05/2019
16:23, 02/05/2019
15:02, 02/05/2019
14:13, 02/05/2019
14:00, 02/05/2019
12:16, 02/05/2019
12:00, 02/05/2019
Do đó, lãnh đạo các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước kiến nghị, cần tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn nữa, đẩy mạnh phòng chống, tham nhũng. Hoàn thiện các chiến lược phát triển ngành hàng trong dài hạn và tầm nhìn xa hơn. Mở rộng miễn thị thực đối với một số nước để thúc đẩy phát triển du lịch và thu hút đầu tư.
Đồng thời, tạo lập các chuỗi nông, lâm thủy sản có giá trị cao để tạo sự bứt phá cho ngành nông nghiệp. Các doanh nghiệp cũng đề xuất các giải pháp phát triển nền kinh tế số, các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo...
Ghi nhận những đóng góp kiến nghị của doanh nghiệp, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình khẳng định, phát triển kinh tế tư nhân là quy luật tất yếu trong thời kỳ quá độ của Việt Nam.
Theo mục tiêu phấn đấu, năm 2030, đóng góp của kinh tế tư nhân trong nước đạt mức 60% GDP của kinh tế Việt Nam. Do đó, để hiện thực mục tiêu này, Phó Thủ tướng khẳng định: “Chính phủ cần xây dựng những con sếu đầu đàn trong thành phần kinh tế tư nhân”.
Theo đó, việc xây dựng “sếu đầu đàn” sẽ thông qua việc định hướng chính sách, lắng nghe, tiếp cận và đối thoại, từ đó chọn lọc và phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, phát triển thành phần kinh tế tư nhân, đồng thời hỗ trợ cải cách hành chính.
Song song với đó, các doanh nghiệp phải vươn lên sáng tạo, có tâm huyết, có năng lực về vốn, sáng tạo, hoài bão và văn hoá.
Có cùng quan điểm, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng, các doanh nghiệp tư nhân, cần phát huy hơn nữa lợi thế, cạnh tranh lành mạnh. Chủ động nêu ra những khó khăn vướng mắc để cơ quan, bộ ngành cập nhật thay đổi cơ chế chính sách đồng thời hiến kế nhằm phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh. Đội ngũ doanh nhân không ngừng tu dưỡng rèn luyện ý chí tự lực tự cường, gắn với lợi ích quốc gia. Năm 2019 và tiếp theo doanh nghiệp tư nhân cần bứt phá hơn nữa.