Chính phủ “gỡ khó” cho các dự án của địa phương

Diendandoanhnghiep.vn Thủ tướng hoan nghênh các ngân hàng đã vào cuộc tích cực, đồng thời khẳng định: Chính phủ tiếp tục tìm cách hỗ trợ dự án, xử lý dứt điểm vấn đề tài chính cho dự án.

Thủ tướng: Trung ương cần có hành động để thể hiện sự quan tâm đối với các địa phương.

Khó khăn vì thiếu vốn

Cuối tháng 8/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã ký quyết định phê duyệt điều chỉnh Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn theo hình thức BOT.

Theo đó, UBND tỉnh Lạng Sơn quyết định bổ sung tuyến cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng vào Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn nhằm hoàn thành và nối thông tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn vào năm 2020.

Dự án này có gồm 2 dự án thành phần, trong đó dự án thành phần 1 là Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn và dự án thành phần 2 là tuyến cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng (Km 1 +800 - Km 44 +749) dài 43 km.

Nhà đầu tư Dự án thành phần 1 là Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn, nhà đầu tư Dự án thành phần 2 là Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn - Hữu Nghị.

Tổng mức đầu tư Dự án vừa được điều chỉnh là 20.931 tỷ đồng, gồm tổng mức đầu tư cho Dự án thành phần 1 là 12.188,664 tỷ đồng và cho Dự án thành phần 2 là 8.743,1 tỷ đồng.

Tháng 1/2019, UBND tỉnh Lạng Sơn tiếp tục có quyết định phê duyệt điều chỉnh phương án tài chính Dự án thành phần 1 bao gồm phương án sử dụng doanh thu hoàn vốn, mức phí, thời gian hoàn vốn…

Tuy nhiên, hiện đường cao tốc từ Chi Lăng đến cửa khẩu Hữu nghị qua tỉnh Lạng Sơn, hợp phần thuộc cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn đang bị thiếu vốn có thể không hoàn thành được vào năm 2020.

Nếu như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của toàn tuyến và khó có thể triển khai sớm dự án cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị đến Trà Lĩnh của tỉnh Cao Bằng.

Nguyên nhân được xác định do một số trạm thu phí và thời gian thu phí trên tuyến đường này được giảm bớt nên các ngân hàng lo ngại không bảo đảm phương án tài chính.

Để giải quyết vấn đề này, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, đã bỏ ra gần 550 tỷ đồng để cùng với nhà đầu tư, nhằm đảm bảo dự án khả thi về tài chính, điều kiện để các ngân hàng tiếp tục cho vay vốn. Còn đoạn từ Bắc Giang đến Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã cơ bản hoàn thành và sẽ sớm được đưa vào sử dụng.

Đối với đường cao Đường cao tốc từ Đồng Đăng, Lạng Sơn đến Trà Lĩnh của tỉnh Cao Bằng, tại cuộc làm việc cuối tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định cấp 100 tỷ đồng từ nguồn dự phòng Trung ương để hỗ trợ tỉnh giải phóng mặt bằng và cắm mốc lộ giới cùng với chuẩn bị dự án.

Tuy nhiên, dự án tiền khả thi và khả thi của dự án chưa được lập nên chưa có cơ sở để huy động các nguồn vốn.

Giải quyết cách nào?

Tại cuộc họp của bàn về các giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho dự án xây dựng cao tốc từ Chi Lăng đến cửa khẩu Hữu nghị và từ Đồng Đăng đến Trà Lĩnh, diễn ra chiều 13/8, Thủ tướng đã khẳng định quyết tâm của chính phủ trong việc ủng hộ địa phương xây dựng tuyến cao tốc từ Đồng Đăng đến Trà Lĩnh, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu và là lối ra cho tỉnh Cao Bằng.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với tỉnh Cao Bằng xây dựng báo cáo tiền khả thi và khả thi của dự án này để cấp có thẩm quyền sớm phê duyệt.

Đối với khoản hỗ trợ 100 tỷ đồng của Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu tỉnh cần tổ chức giải phóng mặt bằng và cắm lộ giới để khi có nguồn vốn là có thể triển khai dự án được ngay.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn cho dự án này, đồng thời nhấn mạnh, Trung ương cần có hành động để thể hiện sự quan tâm, đối vùng đất cách mạng này chứ không thể chỉ nói suông.

Cụ thể, đối với dự án cao tốc Hữu Nghị-Chi Lăng, Thủ tướng hoan nghênh các ngân hàng đã vào cuộc tích cực; khẳng định Chính phủ tiếp tục tìm cách hỗ trợ dự án; đề nghị xử lý dứt điểm vấn đề tài chính cho dự án.

Đối với dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh, Thủ tướng đề nghị tập trung lập phương án tiền khả thi, làm rõ phương án tài chính cho dự án, xác định rõ nguồn vốn từ Nhà nước là bao nhiêu, từ các nhà đầu tư là bao nhiêu.

Được biết, tuyến cao tốc Hữu Nghị-Chi Lăng chính là huyết mạch của hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc)-Lạng Sơn-Hải Phòng-Quảng Ninh. Đường từ Hà Nội đến Cao Bằng hiện dài 280 km, ô tô di chuyển mất 5,5-6 giờ. Sau khi các tuyến cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn, Hữu Nghị-Chi Lăng, Đồng Đăng-Trà Lĩnh hoàn thành, thời gian di chuyển sẽ rút ngắn xuống còn 2-2,5 giờ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính phủ “gỡ khó” cho các dự án của địa phương tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713587164 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713587164 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10