Chính phủ sẽ tập trung liên kết vùng

Nguyễn Việt 17/08/2019 04:13

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thay mặt Chính phủ Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm rõ nội dung này trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cùng với đó, Phó thủ Tướng cũng đưa ra nhiều giải pháp có tính căn cơ giúp khu vực ĐBSCL phát triển một cách bền vứng.

br class=

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định quan điểm của Chính phủ coi ĐBSCL có vị trí chiến lược về an ninh, kinh tế, quốc phòng, là “cứ điểm” chiến lược về nông nghiệp, do đó, cần tập trung đầu tư vào đây.

Đảm bảo kết nối khu vực

Phó thủ Tướng khẳng định, Chính phủ luôn quan điểm, đây là khu vực có vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh, là cứ điểm số một của quốc gia về an ninh lương thực. Đầu tư cho khu vực này, theo thống kê đang đứng thứ 3 trong tổng số 6 vùng của đất nước.

Theo Phó Thủ tướng, như vậy, số vốn đầu tư bố trí cho khu vực này không phải quá thấp. Tuy nhiên, do đặc điểm của vùng là cơ sở hạ tầng quá thấp, điều kiện giao thông phức tạp vì kênh rạch chằng chịt, chỉ làm một vài cây cầu đã rất tốn kém, nền đất lại rất yếu nên đường nào cũng đội chi phí lớn, lại phải đối mặt với biến đổi khí hậu… nên số tiền rót vào ĐBSCL chưa mang lại sự thay đổi đáng kể.

Chính phủ đang hướng tới đầu tư cho những liên kết vùng, kết nối khu vực với TPHCM, kết nối các loại hình giao thông, cả đường bộ, đường thủy, đường hàng không, nhất là đường thủy nội địa, một lợi thế rất lớn của khu vực. Về hàng không, dự kiến tới đây là nghiên cứu mở nhiều đường bay mới kết nối với sân bay Cần Thơ, nâng cấp sân bay Phú Quốc…

Riêng với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Phó Thủ tướng xác nhận thông tin, Chính phủ đã đồng ý bố trí thêm 2.000 tỷ đồng, đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ thêm 930 tỷ đồng từ nguồn ngân sách vượt thu năm 2018. Ông Huệ giải thích, nếu Quốc hội phê duyệt khoản chi này thì có thể giải ngân tiền ngay. Theo đó, nếu mọi việc thuận lợi thì năm 2020 có thể thông toàn tuyến đường từ TP HCM đi Cần Thơ.

  Dự án cầu Mỹ Thuận 2 đang được Quốc hội bố trí 5.100 tỷ đồng. Theo kế hoạch, quý I/2020 sẽ khởi công cây cầu này. 

Phó Thủ tướng nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu vùng ĐBSCL cần xây dựng các danh mục dự án ưu tiên để bố trí vốn từ này đến 2020 và giai đoạn đến năm 2025. Năm nay, Chính phủ sẽ bố trí phần vượt thu ngân sách là 2.186 tỷ đồng cho dự án Trung Lương – Mỹ Thuận. Phó thủ tướng cho rằng với số vốn đó, cộng thêm khoản tín dụng từ ngân hàng, dự án sẽ thông tuyến vào năm 2020. “Vấn đề quan trọng hiện nay là khâu tổ chức thực hiện, cụ thể là vai trò của Bộ GTVT. Chính phủ sẽ có giám sát vấn đề này”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Liên kết vùng: Vì đâu chưa vững?

    00:00, 24/07/2019

  • Diễn đàn Kinh tế Đông Nam Bộ: Chủ động hơn với liên kết vùng

    10:53, 05/11/2018

  • Du lịch Khánh Hòa và bài toán liên kết vùng để phát triển

    11:00, 06/08/2018

  • Liên kết vùng trong phát triển kinh tế: Tìm “nhạc trưởng” điều phối

    11:00, 09/06/2018

  • Cần thêm “quyền lực” liên kết vùng

    04:15, 04/12/2017

Cuối 2020, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có thể thông xe

Cùng làm rõ nội dung tiến độ tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, đây là một trong những trục đường quan trọng nhất đồng bằng sông Cửu Long. Chính phủ đã triển khai dự án này cách đây 10 năm, nhưng đến thời điểm này tiến độ vẫn chậm.

Đối với đoạn đường từ Trung Lương - Mỹ Thuận, Chính phủ đã có quyết định sẽ bổ sung 2.186 tỷ đồng để hỗ trợ cho nhà đầu tư, và cho phép nhà đầu tư điều chỉnh lại dự án. Việc điều chỉnh dự án đã được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt. Đây là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã điều chỉnh phụ lục hợp đồng để đưa vào các điều khoản liên quan đến trách nhiệm của nhà đầu tư.

Như vậy, về trách nhiệm của Nhà nước, thì với 2.186 tỷ đồng, chúng ta đã hỗ trợ phương án tài chính khả thi, còn phần vốn của nhà đầu tư, hiện nay nhà đầu tư đã bỏ vào khoảng 3.000 tỷ đồng.

Vốn còn lại là của các cơ quan tín dụng. Vừa qua, Chính phủ đã họp và giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng hỗ trợ khoảng 6.000 tỷ đồng cho dự án Trung Lương - Mỹ Thuận. Nếu được khoản vốn tín dụng này, cùng với 2 khoản vốn kể trên, thì đến cuối 2020, dự án sẽ cơ bản thông xe từ Trung Lương - Mỹ Thuận.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chính phủ sẽ tập trung liên kết vùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO