Chính quyền Biden và liên minh chống Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Vậy là khác biệt với thời Donald Trump, Mỹ giờ đây sẽ sát cánh với các đồng minh và đối tác ở châu Á trước sức ép từ Bắc Kinh ở Biển Đông.

Thách thức lớn nhất trên trường quốc tế của Mỹ thời Tổng thống Joe Biden sẽ là việc quản lý mối quan hệ với Trung Quốc. Có thể nói, Mỹ chưa bao giờ phải đối mặt với một Trung Quốc hùng mạnh như thời điểm này, vốn đang tạo được một nền kinh tế lớn và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và chính sách Trung Quốc mới.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và chính sách Trung Quốc mới.

Dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ đã từng hành xử một cách cứng rắn, coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược và tạo ra sự chia rẽ các nền kinh tế nhưng chưa cho thấy những kết quả rõ ràng.

Giờ đây, mặc dù Ngoại trưởng mới Antony Blinken nhấn mạnh tính liên tục đối với chính sách Trung Quốc trong các phiên điều trần xác nhận trước thượng viện của ông, nhưng sẽ có sự khác biệt. Điểm khác biệt lớn nhất của chính quyền Biden là ở cách họ thu hút các đồng minh và đối tác trong chiến lược “mới mà cũ” của mình.

Chính quyền Biden cũng đang bắt đầu bộc lộ suy nghĩ của mình về chính sách Trung Quốc và châu Á. 

Kurt Campbell, “sa hoàng châu Á” của Biden và là kiến trúc sư của chính sách xoay trục châu Á của cựu Tổng thống Obama, đã quay trở lại. Ngay lập tức ông đã vạch ra chiến lược làm việc với các đồng minh để kiềm chế hành vi quyết đoán của Trung Quốc và khôi phục sự cân bằng, hợp pháp cho trật tự châu Á. Đây là một sự thay đổi đáng hoan nghênh từ chính quyền Biden.

Kurt Campbell Lãnh đạo chính sách châu Á của chính quyền Biden, kiến trúc sư trưởng của chính sách xoay trục châu Á của cựu TT Obama.

Kurt Campbell Lãnh đạo chính sách châu Á của chính quyền Biden, kiến trúc sư trưởng của chính sách xoay trục châu Á của cựu TT Obama.

Mặc dù vậy, chiến lược của Campbell đang cho thấy hai vấn đề quan trọng khó giải quyết. Thứ nhất, Mỹ sẽ can dự trực tiếp với Trung Quốc như thế nào. Thứ hai, là sẽ liên minh với các đồng minh và đối tác để đối phó với Trung Quốc ra sao?

Mới đây, trong các cuộc điện đàm với các bộ trưởng từ Australia và Thái Lan. Mỹ nhấn mạnh nỗ lực nhằm tăng cường liên minh quân sự và an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Họ đã cam kết hỗ trợ các đồng minh của mình liên quan đến các tranh chấp hàng hải trên cả biển Hoa Đông và Biển Đông, nơi Trung Quốc đang hùng hổ với các nước láng giềng.

Tuần trước, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã nói về việc bảo vệ quần đảo Điếu Ngư, hay còn gọi là Senkakus ở Nhật Bản, và Ngoại trưởng Antony Blinken cũng cam kết hỗ trợ  Philippines trong trường hợp có các cuộc tấn công vũ trang trong Biển Đông.

Ngoại trưởng Blinken “tái khẳng định rằng một liên minh Mỹ-Philippines mạnh mẽ là rất quan trọng đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, trong một cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin, theo một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Mỹ.

Ông Blinken cũng nhấn mạnh rằng Mỹ cực lực bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông trong phạm vi chúng vượt quá các vùng biển mà Trung Quốc được phép yêu sách theo luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Luật Biển năm 1982.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.

Có thể nói, gần như ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20/1, chính quyền Biden đã thúc đẩy chương trình nghị sự khôi phục sự hiện diện của Mỹ trong chủ nghĩa đa phương và nối lại quan hệ với các đồng minh để có cách tiếp cận đa phương nhằm giải quyết sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Chính quyền Biden cũng bày tỏ cam kết về "sự răn đe mở rộng", một thuật ngữ đề cập đến việc sử dụng tiềm năng vũ khí hạt nhân để bảo vệ một đồng minh.

Rõ ràng quan hệ Mỹ-Trung đã xấu đi rõ rệt trong thời kỳ Donald Trump với các cuộc đối đầu về thương mại, quân sự, an ninh và nhân quyền. Nhưng giờ đây cũng không cho thấy nhiều cải thiện. Bắc Kinh đang theo dõi sát sao chính sách mới về Trung Quốc của Washington trong khi tái khởi động việc thiết lập lại căng thẳng song phương.

Về phía mình, Mỹ bác bỏ hầu hết các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này đang đẩy căng thẳng lên đỉnh điểm. Phát biểu mới đây của Blinken với các đồng minh Đông Nam Á cho thấy lập trường cứng rắn với Bắc Kinh sẽ được tiếp tục với chính quyền mới.

Các chuyên gia phân tích cho rằng, với cam kết rõ ràng được thực hiện bởi chính quyền mới của Mỹ, một chính quyền được coi là “dễ đoán” hơn so với chính quyền Trump, có thể người ta sẽ thấy sự phục hồi của các liên minh giữa Mỹ và các nước đồng minh tại châu Á.

Cuối cùng, có thể thấy bất kỳ sự can dự nào của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương đều ảnh hưởng đối với phần còn lại của thế giới. Khi chính quyền Biden tìm cách hỗ trợ các cam kết với các đồng minh và đối tác trong khu vực bằng cách duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ, có nghĩa là các lực lượng Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục áp sát nhau và nguy cơ xảy ra các sự cố trong tương lai là rất đáng kể.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính quyền Biden và liên minh chống Trung Quốc tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711647061 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711647061 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10