Chính quyền kiến tạo để doanh nghiệp là trung tâm kết nối

Nguyễn Hùng 02/10/2019 11:05

Vấn đề được các doanh nghiệp và nhiều đại biểu đưa ra tại Diễn đàn phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với chủ đề “Vai trò doanh nghiệp trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”.

Lấy ví dụ về thực tế tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ông Nguyễn Hồng Long - Phó trưởng ban đổi mới doanh nghiệp cho biết, tại TP HCM 3 cảng nhưng chưa liên kết được mặc dù chỉ trong bán kính 30km. Vậy vai trò của các Bộ, cơ quan chuyên ngành phải làm việc, làm sao tạo được liên kết?

p/Tại Diễn đàn

Tại Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam" đã tôn vinh 30 doanh nghiệp tiêu biểu có đóng góp cho vùng kinh tế.

Ngân sách thu càng nhiều thì chi càng ít?

Để phát huy tiềm năng thực sự của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TS Trần Du Lịch – Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đề xuất một trong những giải pháp quan trọng đó là, cần có sự đổi mới mang tình đột phá về tư duy “phát triển kinh tế Vùng” thay cho tư duy “kinh tế tỉnh” thông qua cơ chế điều hành kinh tế và phân bố ngân sách của Chính phủ và chính quyền địa phương. Khi lập quy hoạch Vùng theo Luật quy hoạch cần lồng ghép chính sách phát triển Vùng trong nội dung thực hiện quy hoạch.

Thực tế, với nguồn lực NSNN có được, cơ chế điều tiết ngân sách hiện nay đã ưu tiên đảm bảo nguồn lực cho các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy nhiên, - ông Đào Xuân Tuế - Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách NN, Bộ Tài chính thừa nhận: “so với nhu cầu đầu tư phát triển, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng, thì mới chỉ đáp ứng được một phần". Đánh giá về quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian tới, Ths Nguyễn Như Triển, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu miền Nam, Viện Chiến lược – Bộ KH&ĐT cho biết, qua theo dõi, hầu như vai trò dẫn dắt của nhà nước trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn rất mờ nhạt.

  Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần khuyến khích hình thành các hội đồng doanh nghiệp theo từng lĩnh vực như nông nghiệp, dich vụ... để thiết lập được cơ chế liên kết chặt chẽ. 

Phân tích về vốn đầu tư xã hội tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TS Đỗ Thiên Anh Tuấn – Giảng viên ĐH Fulbright cho biết, tổng vốn đầu tư các loại của Vùng chiếm đến 40% tổng vốn đầu tư của cả nước. TS Đỗ Thiên Anh Tuấn dẫn số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam có GDP chiếm tới 45% trong GDP của cả nước. Nhìn trong trường hợp của TP HCM, thu ngân sách chiếm tới 40% nhưng việc chi ngân sách lại chỉ chiếm 20% trong tất cả các địa phương tại khu vực. Điều này thể hiện một nghịch lý ngân sách thu càng nhiều thì chi càng ít.

Có thể bạn quan tâm

  • Tuyên dương 30 doanh nghiệp có đóng góp cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    Tuyên dương 30 doanh nghiệp có đóng góp cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    17:16, 27/09/2019

  • Nguồn lực doanh nghiệp trong phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    Nguồn lực doanh nghiệp trong phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    12:25, 27/09/2019

  • Doanh nghiệp là chủ thể chính liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    Doanh nghiệp là chủ thể chính liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    03:00, 27/09/2019

  • Thủ tướng chỉ thị thúc đẩy tăng trưởng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    Thủ tướng chỉ thị thúc đẩy tăng trưởng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    19:30, 19/07/2019

  • Tiền Giang gỡ “điểm nghẽn” cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    Tiền Giang gỡ “điểm nghẽn” cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    16:26, 22/05/2019

  • Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam: Gỡ điểm nghẽn hạ tầng

    Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam: Gỡ điểm nghẽn hạ tầng

    05:00, 11/05/2019

  • Tháo gỡ

    Tháo gỡ "điểm nghẽn" hạ tầng giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    17:04, 07/05/2019

Để doanh nghiệp là trung tâm động lực

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Võ Quang Thuận – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phước cho rằng: vấn đề kết nối kinh tế, liên kết vùng về bản chất cuối cùng vẫn là sự kết nối của doanh nghiệp. Do đó, chính quyền các cấp phải tạo ra được không gian kết nối, cơ sở hạ tầng kết nối, xây dựng cơ chế kết nối để thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó doanh nghiệp là vai trò trung tâm.

Đồng quan điểm, ông Huỳnh Thành Chung – Đại biểu quốc hội tỉnh Bình Phước, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sản xuất - Xây dựng - Thương mại và Nông sản Hải Vương cho rằng: “chúng ta cần phát huy nội lực, giải phóng các nguồn lực tiềm năng trong xã hội trên cơ sở thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ mới, phát triển kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo lấy doanh nghiệp làm trung tâm động lực, phát triển”.

Là doanh nghiệp nước ngoài, ông Shinji Hirai – Trưởng đại diện JETRO tại TP HCM chia sẻ: Các nhà đầu tư cũng đang xem xét đến môi trường đầu tư của các tỉnh khác trong vùng để phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh của mình tại Việt Nam.

Vì vậy, để giải quyết hiệu quả, thể hiện đúng vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhiều ý kiến của nhà quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp đều thống nhất cần phải có Hội đồng vùng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy vai trò là trung tâm. Trong đó, chính các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp là người đề xuất là trung tâm kết nối doanh nghiệp vùng, xác định phát triển công nghệ thế nào, logistics ra sao… ?

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI:

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được coi là “đầu tàu” có vai trò dẫn dắt trong phát triển kinh tế cả nước. Trong 10 năm qua, mức tăng trưởng kinh tế của Vùng luôn giữ mức ổn định và cao hơn 1,5 lần so với bình quân chung của cả nước. Đây được xem là vùng kinh tế động lực, hội tụ những lợi thế nổi trội cho phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Đây cũng là trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước với hơn 15.000 dự án FDI còn hiệu lực, có 140 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động…

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã và đang phát huy lợi thế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh, thành lân cận trong vùng.


Ông Trần Thanh Liêm – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương:

Để phát huy hơn nữa vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời gian tới, cần tập trung vào một số giải pháp:

Thứ nhất, các tỉnh, thành phố trong vùng cần tiếp tục hỗ trợ về mặt cơ chế, chính sách để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành ưu tiên tập trung nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, phát triển hệ thống logistics trong vùng, kết nối với hệ thống cấp quốc gia và liên vùng.

Thứ ba, cần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao để mở rộng thị trường, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Đảm bảo nguồn cung lao động chất lượng.
Thứ tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chính quyền kiến tạo để doanh nghiệp là trung tâm kết nối
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO