Chính sách cần độ mở để tiếp sức doanh nghiệp

THY HẰNG 11/02/2022 15:30

Chuyên gia nhận định sức trỗi dậy của nền kinh tế tăng mạnh thì chương trình phục hồi và phát triển kinh tế không nên chỉ dừng lại ở dạng được “thiết kế” sẵn mà cần có độ mở để tiếp sức doanh nghiệp.

>>>Chính thức đưa gói phục hồi kinh tế 35.000 tỷ đồng vào đời sống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 8/2/2022 về việc đôn đốc, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.

Thủ tướng Chính phủ đặc biệt yêu cầu khẩn trương triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ; bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đúng tiến độ, chất lượng.

Xác định trọng tâm ưu tiên

Trong đó, bên cạnh các yêu cầu về kiểm soát dịch bệnh, tại Chỉ thị 01, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt yêu cầu khẩn trương triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ; bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng đối với các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là nhiệm vụ phải thực hiện trong quý I năm 2022.

Cùng với đó, tập trung kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, ưu tiên sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật không còn phù hợp, chồng chéo hoặc chưa đầy đủ, còn vướng mắc, bất cập đã được rà soát, phát hiện; không để xảy ra khoảng trống pháp luật khi triển khai các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. 

Tăng cường đối thoại, tham vấn, tiếp thu ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp để tháo gỡ ngay các vướng mắc về thể chế, các rào cản trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật nhằm cải thiện thực chất môi trường đầu tư kinh doanh. Nâng cao chất lượng công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật theo định hướng chuyển đổi số; đẩy mạnh truyền thông chính sách pháp luật.

Các giải pháp trọng tâm gồm khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay; Huy động nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gắn với tiến độ triển khai các nhiệm vụ của Chương trình; Kịp thời có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết; Kịp thời công bố lộ trình và triển khai thực hiện mở cửa lại du lịch; Thúc đẩy tiến độ các đề án, dự án lớn, quan trọng…

Đáng nói, khác với các Nghị định, Chỉ thị Chương trình Phục hồi kinh tế đặc biệt được ưu tiên trong Chỉ thị 01 khi ưu tiên mới so với trước là tăng đầu tư đáng kể cho năng lực y tế, phòng chống, chữa bệnh COVID-19.

Ưu tiên khác là đẩy mạnh mạnh mẽ đầu tư công để thúc đẩy nhanh tăng trưởng, công ăn việc làm. Lĩnh vực này được xem là có tính lan tỏa nhanh nhất, bao gồm rất nhiều tiểu ngành, phân ngành. Đây cũng là lĩnh vực vốn "ỳ" nhất, vài ba năm gần đây không hoàn thành kế hoạch giải ngân do nhiều nguyên nhân.

Đặc biệt, lần này Chính phủ đã mạnh dạn ưu tiên chủ động phân cấp, phân quyền trong thực hiện các dự án đầu tư công, nhất là các dự án kết cấu hạ tầng cho các địa phương, ngành, dự án lớn, tạo điều kiện chủ động trong đấu thầu, nhất là nguồn nguyên vật liệu…

Nhận định về Chỉ thị 01 mà Thủ tướng mới ban hành, TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá các nghị quyết và chỉ thị ra đời đã thể hiện một nỗ lực rất lớn của Chính phủ trong thúc đẩy nhanh phục hồi kinh tế vĩ mô và vi mô, giúp ổn định vi mô, thu nhập việc làm và cuộc sống cho người dân sau gần 2 năm đại dịch COVID-19 và nhiều đợt giãn cách xã hội.

Thậm chí, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM còn dùng từ “chất xúc tác, một chất kích thích” khi nói về Chỉ thị 01, bởi theo ông, Chỉ thị thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt và có phân công rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương để họ thấy rõ công việc của mình, bắt tay vào thực hiện với quyết tâm cao nhất.

Tại Chỉ thị 01, Kịp thời có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động sau Tế

Tại Chỉ thị 01, Thủ tướng yêu cầu kịp thời có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết.

Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, Chỉ thị 01 đáp ứng được về mặt thời gian, đặt nền kinh tế vào một nhịp rất khẩn trương để có thể khắc phục từ sớm những khó khăn, vất vả của giai đoạn trước. 

Cũng theo nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trọng tâm mà Chính phủ quan tâm hiện nay là những dự án đầu tư công có tính chất khai thông huyết mạch cho nền kinh tế. Thông qua các dự án này, Chính phủ muốn tiếp thêm nguồn lực cho nền kinh tế phát triển.

>>>Phục hồi và phát triển kinh tế: Nhiều “nút thắt” cần được tháo gỡ

>>>Triển khai ngay các giải pháp trong chương trình phục hồi kinh tế

Cần độ mở nhất định

Mặc dù đánh giá những nội dung trong Chỉ thị 01 nhìn chung khá đầy đủ cho phục hồi tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng vẫn cần làm rõ, bổ sung các quy định và hướng dẫn chi tiết hơn. Theo đó, cần làm rõ thứ tự ưu tiên giữa các giải pháp trực tiếp phục hồi từ đại dịch với các giải pháp khác.

Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh, làm rõ việc cần lồng ghép, tích hợp với các chương trình/cải cách kinh tế có liên quan đã và đang thực hiện. Một vấn đề khác nữa cần làm rõ, đó là chi tiết hóa định hướng hoàn thiện thể chế trong gắn kết với các chương trình hồi phục và chuyển đổi số, đơn cử như hỗ trợ những đối tượng trong những ngành phi chính thức và/hoặc ứng dụng công nghệ số như Grab.

Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Đình Thiên cũng cho rằng, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Quốc hội, Chính phủ cũng không nên chỉ dừng lại ở dạng được “thiết kế” sẵn.

"Tôi có cảm tưởng rằng nếu năm nay, sức trỗi dậy của nền kinh tế tăng mạnh thì chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Quốc hội, Chính phủ cũng không nên chỉ dừng lại ở dạng được “thiết kế” sẵn bởi tình hình tới đây chắc chắc còn thay đổi nhiều. Chương trình này cần có độ mở nhất định để tạo đà cho nền kinh tế phát triển, doanh nghiệp được tiếp sức, tạo được lòng tin giữa Chính phủ và doanh nghiệp", ông Trần Đình Thiên bày tỏ.

Cũng theo ông Thiên, tinh thần hào hứng, khí thế của cả nền kinh tế đã được nâng lên khá cao từ đầu năm. Bởi vậy, trong năm 2022 này, có thể kỳ vọng rằng nếu triển khai tốt các chương trình phục hồi và phát triển của Chính phủ thì nền kinh tế sẽ có động lực rất mạnh để trỗi dậy.

Có thể bạn quan tâm

  • Phục hồi và phát triển kinh tế: Nhiều “nút thắt” cần được tháo gỡ

    15:00, 10/02/2022

  • Triển khai ngay các giải pháp trong chương trình phục hồi kinh tế

    04:00, 10/02/2022

  • Việt Nam thăng hạng trong bảng "Chỉ số Phục hồi COVID-19"

    04:00, 07/02/2022

  • Triển vọng phục hồi và phát triển nền kinh tế năm 2022

    03:00, 07/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chính sách cần độ mở để tiếp sức doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO