Chính sách cần linh hoạt, thận trọng

Diendandoanhnghiep.vn Dù chúng ta hướng tới mục tiêu phục hồi hay phát triển ổn định kinh tế vĩ mô, thì việc đảm bảo an toàn hệ thống là yếu tố nền tảng bất khả xâm phạm.

>>Chủ tịch Quốc hội: Phân bổ nguồn lực phải đúng, trúng, hiệu quả

ĐBQH Vũ Tiến Lộc (Hà Nội) phát biểu tại phiên thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, ngày 7/1.

ĐBQH Vũ Tiến Lộc (Hà Nội).

ĐBQH Vũ Tiến Lộc (Hà Nội).

Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, trong bối cảnh hiện nay, dù chúng ta hướng tới mục tiêu phục hồi hay phát triển ổn định kinh tế vĩ mô, thì việc đảm bảo an toàn hệ thống là yếu tố nền tảng bất khả xâm phạm. Bởi vì, bất ổn định sẽ mất tất cả. Chúng ta cũng không thể bỏ qua thực tế hiện nay khi áp lực lạm phát đang lớn và áp lực nợ xấu cũng gia tăng.

Hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp là linh hoạt

Trong hai năm qua, ngân sách nhà nước, các chính sách tiền tệ đã góp phần hỗ trợ cho nền kinh tế khi cho vay để cơ cấu lại nợ, không tăng nhóm nợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng.

Như vậy, rủi ro về tín dụng, rủi ro về nợ xấu tăng lên. Trên thế giới, các ngân hàng Trung ương của các quốc gia đang siết chặt lại chính sách tiền tệ và tăng lãi suất. Đây là xu hướng chung của cả thế giới và các cái bài học nhãn tiền, khủng hoảng kinh tế vào giai đoạn 2008 – 2013 vẫn còn nóng hổi đối với chúng ta.

Từ phân tích này, đại biểu Vũ Tiến Lộc đồng tình với quan điểm của Chính phủ là đưa ra những chính sách linh hoạt nhưng thận trọng, tích hợp với chính sách tài khóa, tiền tệ để đưa ra gói giải pháp hỗ trợ về lãi suất cho doanh nghiệp là 2%.

Gửi ý kiến góp ý về Quốc hội, đại biểu Trần Văn Tiến, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và các cơ quan của Quốc hội khi chỉ trong một thời gian ngắn đã hoàn thành việc xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cũng như đề xuất các chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ cho năm 2022 - 2023.

Tuy nhiên, đại biểu Tiến đề nghị Chính phủ làm rõ hơn sự cần thiết phải ban hành chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ chương trình; nghiên cứu, bổ sung thêm nhóm giải pháp tăng hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, bảo đảm thu ngân sách nhà nước bền vững, tăng vai trò điều tiết công cụ thuế.

Bên cạnh đó, cần tính toán đầy đủ để xác định tổng quy mô các chính sách hỗ trợ cho chương trình; đề xuất cụ thể danh mục đầu tư để xem xét sự cần thiết và tính khả thi, trước mắt, nên hỗ trợ kinh phí cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông có tính liên kết vùng, kết nối với cao tốc hiện có nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tham gia thảo luận dưới sự chủ trì của đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh.

Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tham gia thảo luận dưới sự chủ trì của đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh.

Đối với các cơ chế đặc thù cho các dự án đầu tư công trong phạm vi chương trình, đại biểu Trần Văn Tiến đề nghị, làm rõ đây là cơ chế đặc thù, chính sách đặc thù hay cơ chế, chính sách đặc thù; giao thẩm quyền quyết định đối với từng đề xuất, tránh chồng chéo, không đúng thẩm quyền.

Việc phân cấp, phân quyền cho địa phương làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án cần đánh giá đúng năng lực, kinh nghiệm của địa phương trước khi quyết định cơ chế, chính sách đặc thù…

Phát biểu tại Hội trường, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, tại phiên thảo luận, đại biểu đã báo cáo giải trình một số vấn đề về dư địa chính sách tiền tệ và vấn đề lượng hóa chính sách tiền tệ theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ.

Trong bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đã nêu, Chương trình này là các chính sách bổ sung ngoài về khuôn khổ Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm cũng như thực hiện đề án tái cơ cấu của nền kinh tế trong 5 năm.

Vì vậy, trong quá trình thiết kế chính sách, Chính phủ đã cân nhắc hết sức kỹ lưỡng trên cơ sở đánh giá tổng thể và dư địa của các chính sách trong các chương trình.

Theo đó, khi triển khai Chương trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém thì Chính phủ đã trình các cấp có thẩm quyền cho sử dụng dư địa của chính sách tiền tệ.

“Bởi vậy, trong chương trình này, dư địa chính sách tiền tệ ít và chủ yếu là dựa vào chính sách tài khóa”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói.

>>Quốc hội xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng, cấp bách

Giảm lãi suất là nhiệm vụ trọng tâm trong điều hành

Vẫn theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, yêu cầu khi thực hiện Chương trình này là phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Chính phủ đã cân nhắc kỹ lưỡng để bảo đảm sự linh hoạt của chính sách tiền tệ. 

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

Đối với vấn đề giảm lãi suất, đại biểu cho rằng, đây là vấn đề mà doanh nghiệp và ĐBQH rất quan tâm. Đối với ngành ngân hàng thì đây được coi là một nhiệm vụ trọng tâm trong điều hành.

Ngay sau khi dịch Covid-19 bùng phát, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tập trung giảm nhanh 3 lần so với lãi suất điều hành cũng như chỉ đạo các tổ chức tín dụng điều tiết tiền tệ để giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong năm 2020 là khoảng 1% vào năm 2021, tiếp tục giảm khoảng 0,8%.

Thực tế, Ngân hàng Nhà nước cũng động viên, khuyến khích, kêu gọi các tổ chức tín dụng miễn, giảm lãi vay và giảm các loại phí. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã giảm cả lãi, phí đạt khoảng gần 40.000 tỷ đồng từ chính nguồn tài chính của các tổ chức tín dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp, của người dân.

Trong bối cảnh hiện nay, lạm phát trên thế giới có xu hướng gia tăng và các ngân hàng trung ương trên thế giới đã bắt đầu thu hẹp chính sách tiền tệ, tăng lãi suất. Trước thực thế đó, nền kinh tế của chúng ta đặt ra yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất thì đây là một vấn đề khó khăn.

Tuy nhiên, trong xây dựng Chương trình phục hồi, phát triển KT-XH này, Chính phủ cũng cân nhắc và để đưa ra một cái giải pháp để phấn đấu hệ thống các tổ chức tín dụng giảm từ 0,5% - 1% lãi suất trong hai năm. 

Toàn cảnh phiên thảo luận.

Toàn cảnh phiên thảo luận.

Đối với Ngân hàng Nhà nước cũng muốn phấn đấu để có những giải pháp phù hợp với quy định của pháp luật, cũng như thể hiện quyết tâm của hệ thống ngân hàng trong việc tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo phân công của Chính phủ tập trung nguồn lực cho các nhóm đối tượng phù hợp, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm cũng khắc phục được những giới hạn chế của những gói hỗ trợ trước. Về vấn đề huy động nguồn lực đòi hỏi sự phối hợp rất là chặt chẽ của chính sách tiền tệ đối với tài khóa.

Đối với vấn đề tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại biểu cho rằng, sự cần thiết của tăng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các ngân hàng thương mại nhà nước có vốn Nhà nước chi phối thì rất là cần thiết.

"Trong Chương trình này, chúng tôi cũng đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước để nuôi dưỡng nguồn thu… ", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nói.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính sách cần linh hoạt, thận trọng tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713267191 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713267191 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10