Chính sách phát triển nhà ở chưa sát thực tế (KỲ II): Doanh nghiệp chưa được kinh doanh "chính danh"

Diendandoanhnghiep.vn Đâu sẽ là giải pháp để việc “an cư” không còn là ước mơ đối với người lao động trong khi chính kế hoạch phát triển nhà ở của các địa phương lại “cản bước” ước mơ chính đáng này.

LTS: Ngày 12/11/2020, Thủ tướng Chính phủ có công văn yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan xử lý phản ánh của Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tại bài viết “Quy định lập kế hoạch phát triển nhà ở mang tính hình thức”. Để làm rõ hơn vấn đề này, Diễn đàn Doanh nghiệp khởi đăng loạt bài về tính hiệu quả của chính sách nhà ở cũng như kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm của các địa phương. 

Vốn là nơi

Vốn là nơi "an cư" của rất nhiều người lao động, loại hình nhà trọ, phòng trọ hiện có nhu cầu rất lớn nhưng doanh nghiệp lại chưa được kinh doanh một cách "chính danh"

Khái niệm “an cư” được đa phần người lao động cho rằng là có một chỗ ở ổn định thì mới an lòng lo công việc sinh kế hoặc phát triển thương mại. Đặc biệt, nhà ở đó phải phù hợp và “thân thiện” với thu nhập, điều kiện của người dân.

Để giải bài toán an cư, bên cạnh yếu tố đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng còn phải phù hợp về mức giá so với thu nhập của đại bộ phận người dân lao động. Thực tế cho thấy, hiện nay giá nhà ở chung cư tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. HCM đang ngày càng xa mức thu nhập của người lao động.

Thông tin từ báo cáo thị trường của Hội môi giới BĐS Việt Nam thì hiện giá nhà ở chung cư bình dân tại Hà Nội đang ở mức khoảng từ 35 triệu đồng/m2 trở lên thì để mua được một căn hộ 70m2 sẽ có giá khoảng 2,5 tỷ đồng.

Như vậy, với mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện tại ở mức 2.800 USD/người/năm (2019) thì một người sẽ phải tích cóp trong khoảng 37 năm thu nhập, không tính mọi khoản chi phí ăn tiêu, sinh hoạt.

sgsdhsdh

Diễn đàn Doanh nghiệp đã đăng loạt bài phản ánh với nhận định, kiến nghị của các chuyên gia, doanh nghiệp liên quan đến giá nhà ở ngày càng xa tầm tay người dân

Trao đổi với DĐDN, ông Nguyễn Đức Cây - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà Constrexim cho biết, muốn có nhà ở chung cư giá phù hợp thì phải giảm các yếu tố đầu vào hình thành giá bao gồm giá đất, chi phí xây dựng và chi phí không chính thức.

Theo ông Cây, hiện các địa phương đang áp dụng mức hệ số tính giá đất (hệ số K) khá cao khiến chi phí giá đất bị đội lên cộng với việc để thông qua được một dự án cần qua rất nhiều thủ tục trong thời gian dài, thậm chí phát sinh các chi phí không chính thức. Tất cả các chi phí đó đã và đang kéo giá nhà ở chung cư lên cao.

Bên cạnh đó, cần xem lại tính thực tế và có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp quy định các địa phương phải lập kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hàng năm.

Tại TP.HCM có trường hợp một số dự án nhà ở dù đã qua nhiều thủ tục kéo dài nhiều năm và đã được phê duyệt, chủ đầu tư đã triển khai xây dựng hạ tầng, cảnh quan, nhưng bỗng nhiên không được cơ quan chức năng công nhận chủ trương đầu tư. Nguyên nhân do các dự án này không có trong danh mục “chương trình phát triển nhà ở” của địa phương.

Dự án nhà ở tại khu đô thị Nam TP bị ngưng do không có trong danh mục “Chương trình phát triển nhà ở” của TP. Ảnh:ản.Giang

Dự án nhà ở tại khu đô thị Nam TPHCM từng bị ngưng do không có trong danh mục “Chương trình phát triển nhà ở” của TP. HCM. Ảnh: An Giang

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HOREA) cho biết thêm, trong các quy định của Luật Nhà ở đang chưa tạo điều kiện chính danh cho doanh nghiệp được xây dựng và kinh doanh loại hình phòng trọ, nhà trọ dù nhu cầu là rất lớn. Nếu doanh nghiệp được đầu tư nhà trọ, phòng trọ sẽ góp phần tăng nguồn cung loại phòng trọ có chất lượng tốt hơn đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người lao động.

Về điểm này, HOREA cũng đã có kiến nghị các cơ quan chức năng có thể sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Khoản (1.c) Điều 7 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, theo hướng cho phép tổ chức, doanh nghiệp được đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội riêng lẻ dạng phòng trọ, nhà trọ.

Cụ thể, có thể xây dựng quy định theo hướng “việc thiết kế nhà ở xã hội riêng lẻ dạng phòng trọ, nhà trọ do tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng phải bảo đảm chất lượng xây dựng, phù hợp với quy hoạch và điều kiện tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn thiết kế và ban hành quy định về điều kiện tối thiểu xây dựng nhà ở xã hội riêng lẻ dạng phòng trọ, nhà trọ”.

"Nếu doanh nghiệp được đầu tư nhà trọ, phòng trọ thì sẽ góp phần tăng nguồn cung loại phòng trọ có chất lượng tốt hơn, có nhiều tiện ích, dịch vụ phục vụ công nhân, lao động và người nhập cư khó khăn về nhà ở" - ông Châu nhận định.

Kỳ III: Tinh giản quy định

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính sách phát triển nhà ở chưa sát thực tế (KỲ II): Doanh nghiệp chưa được kinh doanh "chính danh" tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713417942 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713417942 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10