[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Chỗ đứng của Việt Nam trong thời kỳ chiến lược mới

Diendandoanhnghiep.vn Câu hỏi rất quan trọng cần được trả lời - đó là hiện nay Việt Nam đang đứng ở đâu trước thềm của thời kỳ chiến lược mới?

Điều này có liên quan đến định vị sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Lý luận phát triển đã cho rằng, Việt Nam cần thiết phải dựa vào những tiêu chí và phản ánh được tổng hợp thành quả cuối cùng của sự phát triển nền kinh tế mỗi quốc gia. Bộ tiêu chí này phải phản ánh được cả nền kinh tế và xã hội, bộ tiêu chí này cũng phải phản ánh được cả số lượng và chất lượng.

GS.TS Ngô Thắng Lợi (ĐH KTQD). Ảnh: Nguyễn Việt

GS.TS Ngô Thắng Lợi - Đại học Kinh tế Quốc dân. Ảnh: Nguyễn Việt

Dựa trên lập luận như vậy, với rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về đánh giá định vị sự phát triển, chúng tôi sử dụng cách định vị của Ngân hàng thế giới.

Theo cách định vị của ngân hàng này, họ sếp nền kinh tế các nước thành 4 nhóm, với mức thu nhập khác nhau. Cụ thể, nước có thu nhập trung bình; nước có thu nhập trung bình thấp; nước có thu nhập trung bình cao và nước có thu nhập cao. Tương ứng với nó là kèm theo những tiêu chí cụ thể về chất lượng kinh tế của nền kinh tế, tức cấu trúc của nền kinh tế là như thế nào thông qua cấu trúc ngành của nền kinh tế.

Mức giữa các nước thu nhập trung bình thấp

Với cách tiếp cận như vậy, câu hỏi đặt ra hiện nay Việt Nam đang đứng ở đâu?

Về mặt thu nhập trung bình theo số liệu thống kê, đến năm 2018 là 2.587 USD, và theo con số gần đây nhất vừa công bố, năm 2019 Việt Nam ước đạt khoảng 2.800 USD. Như vậy, với mức thu nhập bình quân/người thì Việt Nam đang đứng ở mức cận dưới của các nước có mức thu nhập trung bình thấp.

Về cơ cấu ngành kinh tế, Việt Nam đang nằm ở cận dưới của mức các nước có thu nhập trung bình thấp. Trong thời gian gần đây, Tổng Cục thống kê có đưa ra việc tính lại GDP, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 3.500 USD đến năm 2020.

Với 3.500 USD thì Việt Nam vẫn nằm ở cận giữa các nước có mức thu nhập trung bình thấp. Cơ cấu  ngành kinh tế có dịch chuyển lên nhưng Việt Nam cũng chỉ nằm ở mức giữa của các nước có thu nhập trung bình thấp. Do đó, nếu định vị về mặt kinh tế thì Việt Nam đang nằm ở đoạn giữa của các nước phát triển ở mức thu nhập trung bình thấp.

Về mặt xã hội, Việt Nam là một trong những nước đạt được nhiều thành tựu trong phát triển xã hội. Theo số liệu năm 2018, Việt Nam nằm ở đoạn trên mức các nước có trình độ phát triển trung bình thấp.

Tóm lại, Việt Nam đang nằm ở mức  giữa của nhóm các nước phát triển với trình độ trung bình thấp. Như vậy, Việt Nam phát triển nhanh hay chậm? Theo nghiên cứu của chúng tôi, đến năm 2019 Việt Nam kỷ niệm 10 năm ngày trở thành thành viên các nước có mức thu nhập trung bình thấp, nhưng sự tăng trưởng về vị thế của chúng ta so với các nước có thu nhập trung bình thấp là chưa cao.  Có nghiên cứu cho rằng, nếu Việt Nam “nằm” khoảng 10 năm ở mức thu nhập trung bình thấp, điều này có nghĩa chúng ta đã rơi vào bẫy nước có mức thu nhập trung bình.

Biên độ tăng trưởng có xu hướng giảm

Để làm rõ thêm bức tranh Việt Nam đang đứng ở đâu, chúng tôi xin đưa ra những so sánh chéo, so sánh chuỗi để hiểu thêm về mặt kinh tế và xã hội.

Thứ nhất, về mặt kinh tế trong thời gian 10 năm vừa qua có rất nhiều chỉ tiêu kinh tế mà chúng ta đã không thực hiện được mục tiêu đặt ra của kế hoạch và chiến lược 10 năm, từ 2011  đến 2020. Biên độ tăng trưởng của Việt Nam đang có xu hướng giảm xuống, tốc độ giảm nhịp độ tăng trưởng có xu hướng tăng nhanh hơn trong giai đoạn 2001 – 2010 và giai đoạn 2011 – 2020.

Điều này làm cho mức thu nhập bình quân/người của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trở lại. Mặc dù chúng ta rất thành công trong chiến lược dân số, tức là tốc độ tăng trưởng dân số hiện nay đang dưới 1%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân/người lại có xu hướng chậm lại do tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập có xu hướng chậm đi về biên độ.

Thứ hai, về mặt chất lượng tăng trưởng, so với nhiều mục tiêu đặt ra trong kế hoạch và chiến lược chúng ta không thực hiện được. Đơn cử, chỉ tiêu tăng năng suất  lao động, hệ số ICOR…đều không thực hiện được các mục tiêu đặt ra trong kế hoạch và chiến lược 10 năm.

Thứ ba, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 10 năm 2011 – 2020 đạt 6,58% (mục tiêu kế hoạch là 7 – 8%). Đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng chỉ đạt 26,1%, rất khiêm tốn so với mức 35% của kế hoạch - đây được coi là mức thấp trong khu vực. Còn so sánh quốc tế và các nước có mức thu nhập như Việt Nam, thì các nước có mức thu nhập tương đương Việt Nam hiện nay năng suất lao động bằng 17,847 USD theo GDP năm 2011, thì Việt Nam chỉ đạt con số là 11.000 USD. Như vậy, mức của Việt Nam rất thấp so với các nước.

Thứ tư, về mặt xã hội đã có những thành quả nhất định. Ví dụ, hộ nghèo giảm mạnh, là một trong 20 nước có tốc độ phát triển trung bình thấp nhưng có chỉ số HDI ở mức trung bình. Tuy nhiên, tốc độ tăng của sự cải thiện các yếu tố này còn chưa cao, như tốc độ giảm nghèo, tốc độ cải thiện tăng năng suất lao động, tăng hệ số HDI đều thấp dần theo thời gian của chu kỳ 10 năm.

Điều gì là rào cản cho sự phát triển chậm?

Trong nghiên cứu chúng tôi có đưa ra 2 nhóm nguyên nhân.

Đó là nguyên nhân tố sâu xa.

Thứ nhất, tư duy, năng lực không thật sự phù hợp trong quản lý và điều hành nền kinh tế. Tư tưởng chạy theo số lượng về tăng trưởng kinh tế, phát triển đồng nghĩa với làm giàu, cứ làm giàu là phát triển. Trên cơ sở đó tìm mọi cách để làm giàu.

Thứ hai, tư duy sùng bái hóa kinh tế nhà nước, đặt lên vai kinh tế nhà nước quá nhiều trọng trách trong khi việc này có thể bàn giao cho khu vực kinh tế khác.

Thứ ba, tư duy cục bộ, chạy theo lợi nhuận, lợi ích nhóm, lợi ích ngắn hạn. Đây là nguyên nhân phá vỡ quy hoạch cứng của Việt Nam. Cố ý làm trái, tham nhũng đều xuất phát từ chạy theo lợi nhuận, lợi ích nhóm…

Và nguyên nhân trực tiếp.

Thứ nhất, khu vực tư nhân chưa phát triển mạnh và chưa được cởi trói để phát huy hết thế mạnh.

Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa có động lực để cống hiến để thực hiện sự phát triển.

Thứ ba, những chính sách cho nguồn nhân lực chất lượng cao chưa cởi mở cho sự phát triển.

Thứ tư, còn nhiều rào cản lớn về công nghệ cho sản xuất hiện nay. Mặc dù Việt Nam đã có một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, nhưng nền công nghiệp vẫn là gia công. Sản xuất với công nghệ thấp chiếm tới 60%. Đây là rào cản cho phát triển nhanh của Việt Nam.

Thứ năm, chưa tạo ra được vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu từ những sản phẩm mà Việt Nam có nhiều lợi thế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Chỗ đứng của Việt Nam trong thời kỳ chiến lược mới tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713935622 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713935622 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10