Chống dịch kiểu Úc

Diendandoanhnghiep.vn Thủ tướng Scott Morrison thừa nhận, người dân Australia không thể sống mãi trong tình trạng phong tỏa.

Biểu đồ lây nhiễm ở Australia so với một số quốc gia châu Âu

Biểu đồ lây nhiễm ở Australia so với một số quốc gia châu Âu

Australia là một trong những quốc gia kiên định phương pháp chống dịch COVID-19 bằng phong tỏa chặt chẽ, triệt để, chấp nhận thiệt hại kinh tế để giữ mức lây nhiễm và tử vong thấp nhất.

Dữ liệu từ Our World In Data thể hiện đến ngày 23/8 cho thấy, trung bình 1 triệu dân Australia có 27,61 người nhiễm COVID-19, con số thấp hơn rất nhiều so với Anh 464,76 người, Mỹ 445,77 người, Pháp 340,7 người, Đức 77,66 người, Canada 62,33 người.

Tỷ lệ tiêm vaccine của Australia là 44% trong tổng số 25,8 triệu dân. Đáng chú ý, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với Bồ Đào Nha 81%, Anh 70%, Đức 76%, Canada 73%, Mỹ 60%, Italy 68%, Hà Lan 70%…

So với các quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine cao hơn, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong tại Australia thấp hơn rất nhiều. Con số nhiễm bệnh được xem là kỷ lục tại xứ sở chuột túi là 852 ca/ ngày, chưa là gì so với con số 100.000 ca/ ngày tại Anh, 10.000 ca/ ngày tại Hà Lan, châu Âu mất 194 ngày để nâng thêm 25 triệu người mắc COVID-19.

Những con số trên cho thấy, nghiêm ngặt giãn cách xã hội, phong tỏa ngay khi xuất hiện ca mắc mới đã giúp Australia hạn chế tối đa thiệt hại về sức khỏe và tính mạng người dân.

Áp dụng chính sách cứng rắn, tác dụng phụ xuất hiện. Hôm 21/8, lực lượng cảnh sát chống bạo động nước này đã ra quân trấn áp cuộc biểu tình chống phong tỏa tại Sydney và Melbourne - những nơi đang bị phong tỏa nghiêm ngặt.

Tỷ lệ tiêm vaccine ở một số quốc gia

Tỷ lệ tiêm vaccine ở một số quốc gia

Thủ tướng Scott Morrison thừa nhận, người dân Australia không thể sống mãi trong tình trạng phong tỏa và chính phủ sẽ phải đưa ra thay đổi khi tỷ lệ tiêm chủng đạt 70%.

Kế hoạch của Canbera rất rõ ràng, sẽ thay đổi quyết sách khi tiêm chủng đạt 70% và bắt đầu mở cửa trở lại khi tỷ lệ tiêm đạt 80% dân số. Đây là hình mẫu chống dịch chắc chắn và khoa học nhất hiện tại.

Australia là đất nước giàu có, hệ thống an sinh xã hội rất phát triển nhưng vẫn không thể “đóng cửa” để “zero covid”. Rõ ràng, không quốc gia nào có thể thực hiện các biện pháp cứng rắn trong thời gian dài, kiệt quệ kinh tế và các vấn đề xã hội phát sinh liên tục không thể nào giải quyết hết.        

Nhưng liệu rằng con đường của Australia có dẫm vào vết xe đổ của Anh sau 1 tháng mở cửa trở lại? Ngay thời điểm Thủ tướng Borris Johnson quyết định dở bỏ phong tỏa, tỷ lệ tiêm chủng của nước này khoảng 40%, tương đương Australia lúc này.

Bức tranh tại Anh không mấy sáng sủa, trung bình 90 người chết và 800 bệnh nhân nhập viện mỗi ngày, thấp hơn đôi chút so với tháng 7 nhưng vẫn ở mức tiệm cận mức giới hạn chịu đựng của hệ thống y tế trong khi tăng trưởng kinh tế không đáng kể. Tháng 9 mùa tựu trường ở Anh sẽ là nguy cơ dịch bệnh lây lan mạnh.

Ông Kit Yates, đồng giám đốc Trung tâm Sinh học Toán học tại Đại học Bath bình luận: “Nếu có một bài học mà tôi mong muốn các quốc gia khác rút ra được khi chứng kiến nỗ lực mở cửa trở lại của Vương quốc Anh là vaccine không phải giải pháp toàn diện cho vấn đề này”.

Sydney là thành phố tâm dịch của Australia

Sydney là thành phố tâm dịch của Australia

Việt Nam có hơi hướng giống cách thức của Australia, phong tỏa quyết liệt, chờ vaccine. Nhưng nói như Kit Yates: “vaccine thôi chưa đủ, nếu bạn muốn ngăn chặn căn bệnh này thì bạn cần thêm các biện pháp y tế công cộng khác như bắt buộc đeo khẩu trang trong nhà, thông gió trong trường học và nơi làm việc, một hệ thống kiểm tra, theo dõi và cô lập kết hợp với hỗ trợ cách ly”.

Từ các phân tích trên cho thấy: Chú trọng cách ly, phong tỏa vẫn chưa đủ; có thêm vaccine mới là điều kiện cần, và chân trụ thứ 3 quan trọng không kém là vệ sinh dịch tễ. Với 3 biện pháp trên, Việt Nam đang thiếu một, đó là vaccine.

Như vậy, cho đến nay tất cả các trường phái chống dịch được xác định từ năm 2020 đều không hoàn hảo, vì không chỉ nghiêng về duy nhất cách thức nào, mà cần có sự kết hợp.

Các nước có tiềm lực kinh tế, thế mạnh vaccine thì coi nhẹ khẩu trang, vệ sinh dịch tễ, các nước chú trọng vệ sinh dịch tễ thì yếu tiềm lực công nghệ sinh phẩm. Vì vậy, kết hợp các phương pháp này cùng một lúc xem ra là thang thuốc hiệu quả nhất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chống dịch kiểu Úc tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713524624 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713524624 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10