Chống tham nhũng không dừng, không ngừng nghỉ

Diendandoanhnghiep.vn Tại phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng mới đây, quyết tâm chính trị này lại được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng một lần nữa nhắc lại.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với quyết tâm chống tham nhũng. Ảnh: TTXVN.

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, công tác phòng chống tham nhũng cần tiếp tục được đẩy mạnh, với quyết tâm cao hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn. Năm 2020 là năm có nhiều sự kiện lớn của đất nước, đặc biệt là tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội 13 của Đảng.

Do đó: “Cố gắng không phải vì Đại hội mà chùng không đấu tranh phòng chống tham nhũng, mà càng đến Đại hội càng phải làm cho tốt. Quán triệt tinh thần là làm việc nào ra việc nấy, các công việc bổ sung cho nhau, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau, không cản trở. Làm Đại hội thật tốt thì phòng chống tham nhũng tốt. Mà phòng chống tham nhũng tốt, chọn nhân sự tốt thì Đại hội thành công tốt đẹp. Phải tiếp tục phát huy kết quả của năm 2019 không dừng, không nghỉ” - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu năm 2020, tiếp tục tập trung đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, định hướng lớn về phòng, chống tham nhũng trong các dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Cùng với đó, tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tiêu cực, tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên sai phạm, kiên quyết không để lọt vào cấp ủy những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; kiểm tra, giám sát trong công tác cán bộ; rà soát, tổng kết, đánh giá kết quả thanh tra, kiểm toán đối với các dự án gây thất thoát lớn, thua lỗ kéo dài, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Có thể nói quyết tâm chính trị của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã góp phần quan trọng cho thành công trong suốt thời gian qua trong công tác chống “giặc nội xâm”.

Điều này được thể hiện ở những kết quả rõ ràng. Chỉ từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, các cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện trung ương quản lý, trong đó có 21 ủy viên trung ương Đảng, nguyên ủy viên T.Ư Đảng (2 ủy viên Bộ Chính trị), 22 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Cùng với đó, qua công tác thanh tra, kiểm toán đã phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính 135.816 tỉ đồng và trên 897 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính đối với 1.967 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 98 vụ việc, 121 đối tượng; tập trung hoàn thành thanh tra, kiểm toán các dự án thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm và các vụ việc theo kế hoạch.

Chưa bao giờ trong một thời gian ngắn mà có nhiều cán bộ cao cấp, từ cả đương chức tới nghỉ hưu vẫn có thể bị kỷ luật, xử lý như trong thời gian vừa qua. Điều đó đã cho thấy, sự kiên quyết chống lại “vùng cấm”, đi sâu vào “vùng tránh, vùng né” của Đảng, mà người đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khởi xướng. Và kết quả to lớn nhất có thể nhìn thấy được, chính là sự đồng tình ủng hộ của nhân dân – khối sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đúng là, thật khó kỳ vọng vào một nhà nước hoàn toàn không có tham nhũng. Bởi đối tượng tham nhũng có ở quanh ta, trong ta, hay chính trong đội ngũ của chúng ta. Tham nhũng nằm ngay trong số hàng triệu cán bộ, đảng viên, tầng lớp lãnh đạo vốn mặc nhiên được xem là tinh hoa, tinh tuý của đất nước.

Chính tham nhũng làm cho đất nước suy yếu, chậm phát triển. Đã từng có ý kiến nhận định, chỉ cần giữ được nguồn lực của đất nước không bị thất thoát, hư hao do tham nhũng, lãng phí, thì đất nước này đã mạnh hơn nhiều phần, đại đa số nhân dân đã có cuộc sống khấm khá. Chỉ cần công cuộc diệt trừ tham nhũng cơ bản thành công, sẽ cơ bản hoá giải bất công, sẽ hạn chế đến mức tối đa tình trạng biểu tình, khiếu kiện đông người, dài ngày.

Hơn ai hết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhìn ra mối nguy cơ của đại dịch tham nhũng. Cũng chính ông, bằng tất cả dũng khí và sự tính toán chu đáo, đã phất lên ngọn cờ tiêu diệt bằng được nạn tham nhũng lộng quyền. 

Điều này được thể hiện bằng kết quả cụ thể: Xuyên suốt trong thành công phát triển kinh tế - xã hội của năm 2019 với GDP đạt 7,02% có sự đóng góp quan trọng của việc phòng chống tham nhũng. Tham nhũng được kiềm chế, ngăn chặn đã góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, và nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Sinh thời Bác Hồ đã chỉ rõ: “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng” và biện pháp quan trọng hàng đầu để đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí chính là giáo dục tư tưởng cho quần chúng. Người nói: “làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng trăm, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”.

Nhắc lại lời dạy của Người để thấy, việc kiểm soát quyền lực nói chung và công tác tổ chức cán bộ nói riêng, đòi hỏi cần phải có những quy định cụ thể gắn trách nhiệm và kỷ luật. Trong một bộ máy nhà nước, quyền lực phải đi đôi với dân chủ, công khai, minh bạch, trên cơ sở đánh giá khách quan, toàn diện và có sự giám sát của nhân dân. Kiểm soát quyền lực không thể chỉ dựa vào cơ quan kiểm tra, mà còn phải dựa vào nhân dân, toàn bộ hệ thống chính trị và đặc biệt là những “lồng cơ chế” nghiêm minh.

Xuân Canh Tý đang đến rất gần, lòng dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo, quyết tâm của Đảng.

Càng phấn khởi hơn bởi khi đề cập đến nhiệm vụ trọng tâm trong công tác năm 2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã khẳng định: “Năm 2020 là năm cuối của nhiệm kỳ, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, năm tiến hành tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nên nhiệm vụ đặt ra hết sức nặng nề, đòi hỏi tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, không được bằng lòng với những kết quả đã đạt được, công tác phòng chống tham nhũng cần tiếp tục được đẩy mạnh, với quyết tâm cao hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn”.

Đáng chú ý: “Trong năm 2020 cần tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 21 vụ án, kết thúc xác minh, xử lý 21 vụ việc; truy tố 23 vụ án; xét xử sơ thẩm 29 vụ án, xét xử phúc thẩm 7 vụ án theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Nhất là, tập trung đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm”. - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng chỉ đạo.

Với quyết tâm chống tham nhũng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói riêng và toàn hệ thống chính trị nói chung, người dân kỳ vọng, việc phòng chống, ngăn chặn, hạn chế tham nhũng sẽ được tiếp tục mạnh mẽ hơn với tinh thần kỷ luật nghiêm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.

Năm mới đang tới gần, mong Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng luôn khỏe để tiếp tục có những chỉ đạo đúng đắn, đem lại niềm tin cho nhân dân! 

10 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu đưa ra xét xử năm 2020:

1. Vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai xảy ra tại Tổng công ty bia - rượu - nước giải khát (Sabeco), Q.1, TP.HCM.

1. Vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí liên quan đến dự án8 - 12 Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM.

3. Vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai; lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Hải Thành, Quân chủng Hải quân liên quan đến đất số 7 - 9 Tôn Đức Thắng, Q.1, TP.HCM.

4. Vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng xảy ra tại Hội sở chính Ngân hàng Đầu tư - phát triển VN (BIDV) và chi nhánh Hà Thành, chi nhánh Hà Tĩnh và Công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Trung Dũng.

5. Vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty CP hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB) trong dự án xây dựng Nhà máy Ethanol Phú Thọ.

6. Vụ án vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh và các đơn vị có liên quan.

7. Vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty gang thép Thái Nguyên.

8. Vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn (Sagri).

9. Vụ án vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng xảy ra tại Ngân hàng Phương Nam (Sacombank).

10. Vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chống tham nhũng không dừng, không ngừng nghỉ tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711633629 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711633629 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10