Việt Nam đã trở thành một thành viên quan trọng của ASEAN, một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và cũng là một đối tác ngoại giao quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới.
Phát biểu trong Hội nghị Ban chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế vừa diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã góp phần củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển. Từ chỗ là thành viên phấn đấu làm tốt nhiệm vụ của mình, Việt Nam đã tiến đến việc chủ động góp phần xây dựng, định hình các thể chế đa phương.
Thế và lực mới
Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra, nếu tính từ dấu mốc Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, hơn 20 năm qua, trên tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, hiện chúng ta đã là thành viên chính thức của APEC, ASEM và WTO... Có thể nói, tâm thế hội nhập đang có ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Các bộ, ngành đã tích cực và chủ động vào cuộc theo đúng tinh thần nghị quyết của Bộ Chính trị. Các chương trình xúc tiến đầu tư được tổ chức liên tục tại nhiều địa phương...
Nhìn nhận về thành công của Việt Nam, nhiều nhà phân tích có chung quan điểm: Việt Nam đang tạo ra những thế và lực mới. Và những năm gần đây, tiếp tục đánh dấu một giai đoạn quan trọng của tiến trình hội nhập với những hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương. Đặc biệt, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang mở ra những cơ hội phát triển và hợp tác to lớn về thương mại, đầu tư, tăng trưởng kinh tế, cải cách thể chế.
Hội nhập quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.
Tự hào bởi những thành quả, nhưng khó khăn thách thức không phải đã hết. Nếu so sánh với trình độ phát triển của thế giới, Việt Nam vẫn ở mức thấp. Như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã từng nhận định: Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 14 trên thế giới về dân số nhưng quy mô nền kinh tế chỉ đứng thứ 48 và GDP đầu người xếp thứ 133. Chúng ta phải cố gắng rất nhiều để rút ngắn khoảng cách với thế giới.
Có thể bạn quan tâm
16:00, 04/04/2019
05:00, 21/03/2019
15:30, 18/03/2019
14:08, 15/03/2019
00:00, 09/03/2019
11:05, 17/02/2019
11:42, 03/03/2019
12:50, 16/02/2019
Kiến tạo và định hình kinh tế khu vực
Về hội nhập về kinh tế, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nếu rõ, làm cho nội lực phải mạnh lên là nhiệm vụ trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải hỗ trợ cho hội nhập kinh tế. Chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để nâng cao năng lực nội tại và khả năng thích ứng, chống chịu của nền kinh tế.
Tinh thần là phấn đấu đến năm 2020, chất lượng môi trường kinh doanh của Việt Nam, năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm tương đương với trung bình các nước ASEAN 4 và phấn đấu từng bước tiệm cận các tiêu chuẩn OECD.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các đề án dài hạn đánh giá sớm và đúng tình hình, những vấn đề trọng tâm đặt ra và kiến nghị lộ trình phù hợp, kể cả những bước đi chủ động hội nhập, mở cửa cạnh tranh đặc biệt là đưa các FTA, mà gần đây nhất là CPTPP và EVFTA cùng triển khai có hiệu quả. Trong đó, các cấp, các ngành đặc biệt chú ý tăng cường thông tin, hỗ trợ cho địa phương, doanh nghiệp.
Đặc biệt, Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF-ASEAN) với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” do Việt Nam đăng cai tổ chức tại Hà Nội đã để lại dấu ấn sâu đậm về một Việt Nam hội nhập. Chủ tịch WEF ông Borge Brende cho rằng: Trong 27 năm tổ chức diễn đàn WEF khu vực ASEAN và Đông Á, đây là diễn đàn thành công nhất. Việt Nam đã đi qua một chặng đường phát triển ấn tượng từ Hội nghị Đông Á tại Việt Nam năm 2010 và Hội nghị lần này thu hút sự tham dự đông đảo của lãnh đạo các nước Đông Nam Á và khu vực, doanh nghiệp hàng đầu. Chúng tôi rất hài lòng khi làm việc với các đối tác Việt Nam và đánh giá cao vai trò của Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị lần này.
Có thể nói, sự thành công của WEF ASEAN 2018 một lần nữa khẳng định vai trò, uy tín và vị thế của Việt Nam trong khu vực ASEAN và trên thế giới ngày càng được nâng cao, thể hiện sự chủ động và “tầm vóc” của Việt Nam trong hội nhập quốc tế, tham gia kiến tạo và định hình kinh tế khu vực và toàn cầu.