Chu kỳ suy giảm tăng trưởng qua nhanh, Việt Nam sẽ hồi phục chữ V năm 2021

THY HẰNG 06/01/2021 15:33

Với việc nền kinh tế đã cải thiện về hiệu quả thông qua các cải cách cơ cấu của Chính phủ trong các năm trước, chu kỳ suy giảm tăng trưởng này sẽ qua nhanh hơn và phục hồi theo hình chữ V.

Báo cáo đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô của CTCK MB (MBS) kỳ vọng GDP năm 2021 sẽ tăng trưởng khoảng 6,5%, lạm phát vẫn duy trì ổn định và ở mức dưới 4% nhờ xu hướng chính sách tiền tệ thận trọng của NHNN và sức cầu nội địa khó phục hồi nhanh.

nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi mạnh ở mức 6.5%.

Nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi mạnh ở mức 6.5%. Ảnh: Quốc Tuấn

MBS lý giải, là một trong số ít các quốc gia vẫn duy trì mức tăng trưởng GDP dương trong năm 2020 với mức tăng trưởng 2,91%, sang năm 2021, khi dịch bệnh được kiềm chế trên toàn cầu hoặc các giải pháp điều trị hữu hiệu và vaccine được tìm ra, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi mạnh ở mức 6.5%.

Cụ thể, dù bối cảnh vĩ mô toàn cầu không thuận lợi do dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp khiến một số ngành trong nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, với việc nền kinh tế đã cải thiện về hiệu quả thông qua các cải cách cơ cấu của Chính phủ trong các năm trước, chu kỳ suy giảm tăng trưởng này sẽ qua nhanh hơn so với các chu kỳ trong quá khứ. MBS dự đoán năm 2021 sẽ là một năm phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam.

Như vậy, Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong các quốc gia trong khu vực với GDP suy giảm mạnh bao gồm Thái Lan (-7%), Malaysia (-2%), Singapore (-3,5%), Indonesia (1%), Philippines (0.5%).

Trên thực tế, Chính phủ cũng đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5%. Đánh giá về mục tiêu này, TS Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: “Mục tiêu đặt ra là thận trọng. Năm 2021, tôi kỳ vọng Việt Nam có thể đạt được 7-7,5%, cao hơn so với những gì Chính phủ đã đặt ra. Tuy nhiên, những gì Chính phủ đặt ra cũng là điều hợp lý vì tình hình bên ngoài vẫn diễn biến phức tạp”.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2021 là “đầy tham vọng” khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhưng xét trên bình diện những gì chúng ta làm được trong năm 2020 thì hoàn toàn có cơ sở để đạt được.

"Việc ngành nông nghiệp thích ứng tốt với đại dịch và thiên tai sẽ trợ giúp cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021, góp phần đưa GDP tăng trưởng mạnh mẽ", ông Toàn cho hay.

Tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm. Nguồn: MBS tổng hợp.

Tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm. Nguồn: MBS tổng hợp.

Tuy nhiên, chuyên gia cũng lưu ý rằng, trong năm mới, Việt Nam cần tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” là vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.

“Ngoài ra, phải thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh, đặc biệt phát triển mạnh thị trường trong nước... nhằm đạt mục tiêu tăng GDP khoảng 6%, quy mô GDP bình quân khoảng 3.700 USD/người, trong khi tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%”, TS Nguyễn Minh Phong lưu ý. 

Như vậy, có thể nói, về tổng thể, kinh tế Việt Nam năm tới vẫn duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ mô và đang trong xu hướng phục hồi theo hình chữ V. 

Có thể bạn quan tâm

  • Dự báo khả năng phục hồi của các nền kinh tế châu Á

    05:00, 06/01/2021

  • Động lực mới của nền kinh tế

    05:15, 03/01/2021

  • Nền kinh tế mới nổi sẽ “trỗi dậy”

    11:00, 02/01/2021

  • Những điểm nhấn trong bức tranh kinh tế vĩ mô năm 2020

    05:00, 01/01/2021

  • Kinh tế Việt Nam 5 năm 2016-2020: Tăng trưởng chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu

    09:41, 28/12/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chu kỳ suy giảm tăng trưởng qua nhanh, Việt Nam sẽ hồi phục chữ V năm 2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO