Chủ tịch tỉnh không tiếp dân trong 18 tháng có bị truy cứu trách nhiệm không?

Diendandoanhnghiep.vn Luật sư nhấn mạnh việc một số lãnh đạo tỉnh không tiếp dân trong 18 tháng có dấu hiệu vi phạm quy định về trách nhiệm tiếp công dân theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Tiếp công dân…

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã đưa tin, tại Hội nghị “Góp ý báo cáo chuyên đề giám sát việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Chủ tịch UBND các cấp năm 2021”.

Báo cáo một số kết quả giám sát, ông Phan Văn Vượng, Phó trưởng Ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, các chủ tịch UBND cấp tỉnh cơ bản đã tổ chức tiếp công dân định kỳ theo quy định.

Báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nêu trong kỳ giám sát 18 tháng nhiều chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ tiếp dân 1-2 ngày, thậm chí có người không tiếp dân ngày nào.

Báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nêu trong kỳ giám sát 18 tháng nhiều chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ tiếp dân 1-2 ngày, thậm chí có người không tiếp dân ngày nào.

Tuy nhiên, hầu hết không bảo đảm theo quy định của Luật Tiếp công dân, số lượng ngày tiếp công dân của chủ tịch UBND cấp tỉnh tính bình quân trên địa bàn toàn quốc không đạt 50% theo quy định. Trong kỳ giám sát 18 tháng, nhiều chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ tiếp dân một, hai ngày, thậm chí có người không tiếp dân ngày nào. Cụ thể, số ngày tiếp công dân của chủ tịch UBND cấp tỉnh trên địa bàn toàn quốc là 471 ngày, trung bình là 8 ngày, đạt 42% yêu cầu theo quy định (theo quy định 18 ngày/18 tháng).

Có 13 chủ tịch UBND cấp tỉnh đạt một nửa số ngày quy định, 45 người đạt 71%. Đáng chú ý, trong suốt 18 tháng, có 5 người chỉ tiếp dân 1 ngày và 4 chủ tịch các tỉnh Bình Dương, Đắk Nông, Thừa Thiên Huế và TPHCM không tiếp dân ngày nào trong 18 tháng. 

Dưới góc độ pháp lý, luật Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Luật Tiếp công dân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh ít nhất 1 ngày trong 1 tháng và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân để lắng nghe, xem xét, giải quyết và chỉ đạo việc xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của mình.

Qua việc trực tiếp tiếp công dân, thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước biết được tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của các cơ quan, đơn vị cấp dưới để từ đó có biện pháp kiểm tra, đôn đốc cấp dưới trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định tại Điều 12 Thông tư 06/2014/TT-TTCP quy trình tiếp công dân.

Như vậy, theo luật sư Cường, căn cứ vào các quy định trên, có thể thấy việc các địa phương không tổ chức tiếp công dân trong 18 tháng đã thể hiện sự chậm trễ trong hoạt động tiếp công dân, gây bức xúc trong dư luận, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Thực tế, các nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đều là những sự việc "nóng bỏng", bức xúc, cần giải quyết kịp thời để tránh các hậu quả không đáng có. 

"Nếu không kịp thời giải quyết việc tiếp công dân có thể khiến cho mâu thuẫn trầm trọng, dẫn đến tranh chấp kéo dài, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, nhất là trong những vấn đề tranh chấp phức tạp như khiếu nại, tố cáo", luật sư Cường nói.

Cũng theo ông Cường về việc một số lãnh đạo không tiếp dân trong 18 tháng rõ ràng đã vi phạm quy định về trách nhiệm tiếp công dân theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật tiếp không dân.

luật Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội).

Luật Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).

Mặt khác, Điều 6 Luật Tiếp công dân đã quy định về việc nghiêm cấm hành vi thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Do đó, các cơ quan chức năng cần xem xét, đánh giá tính chất, mức độ hành vi vi phạm cụ thể để xem xét trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan, tổ chức. 

Tùy từng tính chất, mức độ hành vi có thể áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp với cá nhân các Chủ tịch tỉnh vi phạm nhắc nhở, khiển trách, cảnh cáo … theo quy định Luật cán bộ, công chức.

Ngoài ra, luật sư Cường cho biết thêm, theo quy định tại Luật Tiếp công dân năm 2013, tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân theo đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.

Về nguyên tắc tiếp công dân theo quy định tại Điều 3 của Luật Tiếp công dân đã quy định rõ việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân; Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

Về trách nhiệm tiếp công dân, theo quy định tại Điều 4 Luật Tiếp công dân, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao gồm: Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, tổng cục và tổ chức tương đương; Ủy ban nhân dân các cấp; Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Các cơ quan của Quốc hội; Hội đồng nhân dân các cấp; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước.

Liên quan đến nội dung này, ông Phạm Quang Hưng (Hà Nội) cho rằng, việc nhiều chủ tịch tỉnh không tổ chức tiếp dân đầy đủ theo quy định sẽ khiến nhiều người dân tìm đến Ban Tiếp dân Trung ương để khiếu nại.

"Nếu như địa phương giải quyết kịp thời các bức xúc, tổ chức đối thoại với người dân thì các bên sẽ tìm được tiếng nói chung, nhiều vấn đề nóng về đất đai được giải quyết. Người dân sẽ không khiếu nại, kiện tụng kéo dài", ông Hưng chia sẻ.

Theo ông Hưng, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện ngay từ cơ cở, cấp xã không đùn đẩy lên cấp huyện, cấp huyện không đùn đẩy lên cấp tỉnh…Tùy theo thẩm quyền của mình giải quyết dứt điểm các vấn đề người dân sẽ hiểu, tuân theo quy định, an toàn xã hội được đảm bảo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chủ tịch tỉnh không tiếp dân trong 18 tháng có bị truy cứu trách nhiệm không? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711711609 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711711609 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10