Chưa nên dừng tín dụng ngoại tệ

Hà Anh 09/09/2018 11:01

Nhiều chuyên gia cho rằng, NHNN chưa nên chấm dứt ngay việc cho vay ngoại tệ để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong điều kiện xung đột thương mại toàn cầu đang leo thang.

Chỉ thị 04/2018/CT-NHNN của Thống đốc NHNN vừa được ban hành mới đây, trong đó có yêu cầu kiểm soát chặt việc cho vay bằng ngoại tệ, giảm dần và có lộ trình chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ, không khỏi khiến các doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

p/Tín dụng ngoại tệ đang có xu hướng tăngp/do lãi suất cho vay ngoại tệ ngắn hạn thấp hơn nhiều so với lãi suất vay VND. (Ảnh: Cho vay ngoại tệ tại VCB)

Tín dụng ngoại tệ đang có xu hướng tăng do lãi suất cho vay ngoại tệ ngắn hạn thấp hơn nhiều so với lãi suất vay VND. (Ảnh: Cho vay ngoại tệ tại VCB)

Doanh nghiệp hưởng lợi kép

Mặc dù thời gian gần đây NHNN chỉ công bố số liệu tăng trưởng tín dụng chung, như tín dụng 8 tháng đầu 2018 tăng 8,5%, mà không đưa ra con số tăng trưởng tín dụng ngoại tệ. Song không khó để dự đoán tín dụng ngoại tệ còn tăng trưởng nhanh hơn vì vay bằng ngoại tệ có lợi hơn nhiều so với vay VND.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp sẽ làm gì khi bị chấm dứt cho vay ngoại tệ?

    Doanh nghiệp sẽ làm gì khi bị chấm dứt cho vay ngoại tệ?

    11:03, 17/08/2018

  • NHNN phát tín hiệu tiếp tục cho vay ngoại tệ, doanh nghiệp “thở phào”

    NHNN phát tín hiệu tiếp tục cho vay ngoại tệ, doanh nghiệp “thở phào”

    09:41, 27/11/2017

  • Có nên dừng cho vay ngoại tệ?

    Có nên dừng cho vay ngoại tệ?

    06:12, 19/11/2017

  • Vì sao cho vay ngoại tệ tăng mạnh?

    Vì sao cho vay ngoại tệ tăng mạnh?

    06:10, 14/11/2017

  • NHNN dự kiến sẽ tiếp tục mở cơ chế cho vay ngoại tệ ngắn hạn

    NHNN dự kiến sẽ tiếp tục mở cơ chế cho vay ngoại tệ ngắn hạn

    15:45, 14/11/2016

  • Siết cho vay ngoại tệ: Cửa nào cho nhu cầu của doanh nghiệp

    Siết cho vay ngoại tệ: Cửa nào cho nhu cầu của doanh nghiệp

    07:10, 16/04/2016

Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho biết, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã vay ngoại tệ để bán lấy VND do hiện lãi suất vay ngoại tệ ngắn hạn chỉ vào khoảng 2,8%– 4,7%/năm, trong khi lãi suất vay VND ngắn hạn khoảng 6,0 – 9,0%/năm. Ngay cả khi tỷ giá biến động khoảng 1-2% thì vay ngoại tệ vẫn có lợi hơn.

Ông Nguyên Văn Hiếu – Giám đốc một Cty xuất nhập khẩu cho biết, trong các chi phí cấu thành đầu vào của một doanh nghiệp, thì chi phí vốn vay chiếm một phần không nhỏ. Chính vì vậy, khi chi phí lãi vay được tiết giảm đáng kể cũng đồng nghĩa với việc chi phí đầu vào của doanh nghiệp được cơ cấu hợp lý hơn, giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, hút thêm đơn hàng mới, qua đó tăng doanh thu và lợi nhuận.

Trong điều kiện USD đang tăng mạnh, thì những doanh nghiệp thường thu mua nguyên liệu trong nước để chế biến hàng xuất khẩu sẽ được hưởng lợi lớn nhất khi vay ngoại tệ. Bởi việc được vay ngoại tệ rồi sau đó bán lại cho ngân hàng chẳng khác nào doanh nghiệp được vay VND với lãi suất chỉ bằng một nửa. Vì vậy, việc được vay ngoại tệ với lãi suất thấp, cộng thêm tỷ giá trong nước ổn định đã giúp các doanh nghiệp này được hưởng lợi kép.

Nhìn vào kết quả kinh doanh khởi sắc của các doanh nghiệp chế biến nông thủy sản xuất khẩu những tháng đầu năm cũng có thể thấy phần nào những tác động tích cực này. Đơn cử Thủy sản Sao Ta, trong nửa đầu năm 2018, doanh thu đạt tới 2.834 tỷ đồng, tăng 28% và lợi nhuận đạt gần 82 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Hay như Thủy sản Nam Việt cũng đạt doanh thu 1.683 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tăng 23%; lợi nhuận đạt 189 tỷ đồng, cao gấp 3,6 lần so với cùng kỳ...

Chuẩn bị sẵn tâm thế

Mặc dù đồng tình với quan điểm giảm dần tín dụng ngoại tệ để chống đôla hóa của Chính phủ và NHNN, song không ít chuyên gia cũng khuyến nghị cần có lộ trình hợp lý, đặc biệt không nên dừng ngay vào thời điểm hiện nay khi mà nhiều quốc gia đang dựng lên các hàng rào thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước.

TS. Luật sư Bùi Quang Tín - Giảng viên Trường đại học Ngân hàng TP.HCM cho rằng, hạn chế tình trạng đô la hóa thì được, chứ không nên triệt tiêu hoàn toàn. Bởi lãi suất cho vay USD thấp hơn một nửa so với lãi suất vay VND nên các doanh nghiệp xuất khẩu “khoái” vay ngoại tệ hơn vì giảm được chi phí tài chính mà không ảnh hưởng gì đến thị trường ngoại tệ.

TS. Nguyễn Trí Hiếu– Chuyên gia tài chính ngân hàng cũng khuyến nghị, việc cho vay ngoại tệ nên duy trì thêm 1 năm nữa để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp. Theo quy định hiện hành, đến cuối năm nay, NHNN sẽ chấm dứt cho vay ngoại tệ ngoại tệ ngắn hạn để phục vụ nhu cầu thanh toán trong nước, nhưng chấm dứt vào thời điểm đó sẽ quá sớm, vì doanh nghiệp xuất khẩu cần vay ngoại tệ để giảm gánh nặng chi phí.

Tuy nhiên theo TS. Hiếu, sau đó cần ngưng cho vay ngoại tệ để thực hiện triệt để các biện pháp chống đô la hóa nền kinh tế. Sở dĩ như vậy là do việc vay ngoại tệ tại Việt Nam, bên cạnh những điểm thuận lợi đã nêu ở trên, gây bất lợi cho chính sách ngoại hối của NHNN, do hoạt động này làm tăng nhu cầu ngoại tệ.

Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 quy định rõ sẽ giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán đạt mức dưới 7,5% vào năm 2020 và 5% vào năm 2030, tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ để chậm nhất đến năm 2030 cơ bản khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Điều đó có nghĩa các doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn tâm thế sẽ không được vay ngoại tệ với lãi suất thấp nữa mà phải chuyển sang quan hệ mua – bán mỗi khi có nhu cầu ngoại tệ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chưa nên dừng tín dụng ngoại tệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO